Trước 1954, quân đội Pháp còn đóng tại Việt Nam, dân An Nam ta thường gọi cấp bậc trong hàng ngũ Sĩ quan quân đội Việt-Pháp như sau: Thiếu úy gọi là ông Quan một, trung úy Quan hai, Đại úy Quan ba, Thiếu tá là Quan Tư, Trung tá là Quan năm, và Đại tá là Quan sáu.

Có một ông sĩ quan trong binh chủng Không Quân VNCH được đồng đội và bạn bè gọi là Sáu Lèo. Mà Sáu Lèo là đúng, vì ông ta được thượng cấp gắng cấp Đại tá, hằng ngày mang lon Đại Tá chỉ huy anh em thuộc cấp nhưng khốn nỗi cái lon Đại Tá ông  mang trên vai đợi mãi mà Nghị định thăng cấp vẫn chưa có thì như vậy đúng là lon Đại tá ông ta mang trên vai là “Lon Lèo” rồi chứ gì nữa. Cũng may là gần cả năm sau Nghị định thăng cấp lên Quan sáu của ông mới về.

Ông “Sáu Lèo” đó có tên cúng cơm là Nguyễn Ngọc Loan.

Đại tá nguyễn Ngoc Loan 1966, và năm 1968 đã là Thiếu Tướng. Thiếu Tướng Không Quân Quân Lực VNCH Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lệnh Lực Lượng CSQG/VNCH (1966-6/1968).

Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan sinh ngày 11-12-1930 tại Huế. Tốt nghiệp khóa 1 trường Võ Khoa Thủ Đức năm 1952.

1953 Thiếu Tướng Loan thụ huấn khóa phi công tại trường Không Quân Salon de Provencce tại Pháp, tốt nghiệp với bằng Kỹ Sư Hàng Không. Ông là một trong những phi công lái khu trục cơ đầu tiên của VNCH.

1960 ông giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Phi Đoàn 2 Quan Sát tại Nha Trang.

1964, vinh thăng Đại Tá, Tư Lệnh Phó Không Quân VNCH.

 Ngày 11-2-1965, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đã dẫn đầu những phi đoàn A1 Skyraider vượt vĩ tuyến 17, oanh tạc miền Bắc Việt Nam, trong chiến dịch Mũi Tên Lửa (Flamming Dart).

Chưa bao giờ trong cuộc chiến đầy bi thảm của quê hương mà lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu chống cộng sản của dân quân Trị Thiên lại lên cao đến như vậy. Dân chúng, học sinh, sinh viên Huế đã tổ chức biểu tình lớn để hoan hô, vinh danh những người hùng Không Lực VNCH, những Kinh Kha của thời đại, đã vượt sông Gianh xông vào đất địch. Những tên tuổi Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Ngọc Loan, Phạm Phú Quốc, lúc đó đã được đồng bào hết lòng trân quý.

Tôi bấy giờ chỉ là viên sĩ quan trẻ cấp thiếu úy, biết được tên ông vì danh tiếng đó

Sau cuộc hành quân Mũi Tên Lửa 11-2-65, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan được bổ nhiệm về làm Tổng Giám Đốc CSQG, Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội, Giám đốc Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo.

Tháng 2/1966 Miền Trung Huế dậy sóng. Sau khi phá đổ được thể chế đệ nhất Cộng Hòa, qua phong trào Phật giáo tranh đấu biểu tình làm tê liệt chính quyền, dẫn đến cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963, say men chiến thắng, tên cán bộ cọng sản Trí Quang liên tiếp khống chế chính quyền trung ương bằng các cuộc biểu tình kêu gọi chống đàn áp Phật giáo gây bất ổn chính trị cho đất nước. Với sự nhượng bộ của Mỹ, Trí Quang liên tục thay đổi điều hành các “triều đại” theo ý hắn ta, qua quyền lực đen của các cuộc biểu tình lên đường xuống đường của Phật tử tranh đấu. Từ “triều đại” Dương văn Minh, đến “triều đại” Nguyễn Khánh,  đến “triều đại” Khánh –Minh –Khiêm, đến “triều đại” Trần Văn Hương, đến “triều đại” Phan Huy Quát. Rồi đến thời gian đầu của chính quyền hai tướng Thiệu-Kỳ, tất cả đều bị Trí Quang thao túng, xếp đặt nhân sự..

Với sự giúp sức và bày mưu tính kế của cộng sản Hà Nội, qua bàn tay điệp viên Hoàng Kim Loan, Trí Quang đã tạo nên “Biến Động Miền Trung”. Trí Quang cùng với đám cơ sở Việt Cộng như, Đôn Hậu, Chánh Trực, Thiện Siêu, Nguyễn Khắc Từ, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Duy Nhân, Hoàng Phủ Ngọc Phan…v…v…, dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ, chỉ đạo và giật dây của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam, qua tên Trung Tá điệp viên Hoàng Kim Loan, bọn chúng mưu đồ biến Miền Trung thành một vùng trái độn, và quyết tâm biến cố đô Huế thành thủ đô của đám MTGP Miền Nam.

Cuộc biến động xảy ra từ tháng 2/1966 kéo dài trong 100 ngày. Tình hình rối loạn nặng nề từng giờ, từng ngày. Công sở của chính quyền bị đám phản loạn chiếm giữ. Cơ sở ngoại giao đoàn bị đốt phá. Quân đội, công chức, cảnh sát, ngả theo đám tranh đấu. Thành phố không còn chính quyền không còn luật pháp quốc gia. Đám tranh đấu muốn vu khống, muốn đánh đập, muốn bắt bớ, muốn giết ai tùy thích. Dân chúng Huế kinh hãi hỗn loạn. Đời sống mỗi ngày mỗi cạn kiệt vì thiếu cung cấp của thị truờng như thường nhật. Huế sống trong tuyệt vọng hoang mang nhìn  tương lai vô định.

Chính phủ trung ương liên tục cử ra bốn vị tướng với chức Tư Lệnh Quân Đoàn để ổn định tình hình Miền Trung, nhưng tình hình thì mỗi ngày một rối loạn thêm. Bốn tướng đã bó tay đầu hàng. Từ Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, mà đã ngả theo Thích Trí Quang chống lại chính phủ trung ương đến Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chuân đến Trung Tướng Tôn Thất Đính, tất cả thể hiện sự bất tài bất lực. Tướng Tôn Thất Đính sợ hãi Trí Quang và phong trào tranh đấu, chạy trốn vào BTL/Sư đoàn TQLC Hoa Kỳ tại Đà Nẵng, rồi cuối cùng đến Thiếu Tướng Huỳnh văn Cao. Thiếu Tướng Cao đã bị viên Trung Úy Sư Đoàn I BB ly khai Nguyễn Đại Thức bắn, cũng may ông không bị trúng đạn, và cuối cùng, Tướng Cao cũng trốn luôn vào  BTL/TQLC Hoa Kỳ tại Đà Nẵng.

Tình hình rối loạn và gần như tuyệt vọng tại Miền Trung sau khi bốn tướng đã bỏ chạy.

Trước sự thất bại của bốn tướng Thi, Chuân, Đính, Cao, tình hình Miền Trung ngày càng tồi tệ, chính phủ trung ương quyết định chọn Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, Tổng Giám Đốc CSQG ra tay.

Huế lúc bấy giờ hoàn toàn nằm trong tay Thích Trí Quang và Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, qua tên Trung Tá điệp viên Hoàng Kim Loan, thành ủy viên Thành ủy Huế. Chúng định biến Huế thành vùng trái độn làm thủ đô cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Chiến trường Huế đã mở. Mặt trận Trị-Thiên-Huế, vừa chính trị vùa quân sự sẽ rất cam go nguy hiểm và đầy bất trắc. Tất cả đang chờ đợi Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan nhảy vào thử lửa, thử tài.

Dọc dãy Trường Sơn, cạnh sườn Thừa Thiên-Huế, lực luợng quân sự của Hà Nội, Sư Đoàn 324B, thuộc Quân Khu Trị Thiên đang ém quân chờ đợi biến cố lớn xảy ra tại thành phố Huế, khi Thích Trí Quang đại thắng là sẽ xua đại quân bôn tập tấn công chiếm Huế ngay lập tức

Nếu Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan không kịp thời cứu Huế, có lẽ Huế đã mất vào tay Cộng sản năm 1966 mà không cần phải đợi đến Mậu Thân 1968.

Tại thành phố Huế, Sư Đoàn I Bộ Binh là một trong những đơn vị tinh nhuệ nhất của QLVNCH, dưới sự chỉ huy của Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận. Có thể nói rằng một số lớn các đơn vị của Sư Đoàn này cùng với Tư lệnh của mình Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận, ly khai với chính phủ trung ương mà phục vụ cho Trí Quang. Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận đã bất chấp quân pháp và luật pháp quốc gia, đem quân đội để phục vụ cho một tên Việt Cộng đại bịp là Thích Trí Quang .

Thích Trí Quang và lực lượng tranh đấu của hắn ta gồm có bốn đại đội Sinh viên Quyết Tử do tên Nguyễn Đắc Xuân, sinh viên sư phạm Hán Việt chỉ huy. Bốn đại đội này đã được Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận đưa vào Trung Tâm Huấn Luyện Văn Thánh của Sư Đoàn I.BB huấn luyện quân sự, trang bị vũ khí. Hành động này của Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận là một hành động có thể nói là phản loạn, quả là một vết nhơ cho danh dự của ông. Bọn giặc tranh đấu này khi có vũ khí trong tay và được huấn luyện quân sự, chúng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quân đội ly khai mà cũng đang chờ đợi Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan.

Với chiếc áo cà sa Phật giáo, với chức vị Thượng Tọa, Thích Trí Quang đã hóa các liên đoàn “Sinh Viên Học Sinh Phật tử”, “Quân Nhân Phật tử” “Cảnh Sát Phật tử” “Công Chức Phật tử”, “Giáo Chức  Phật tử”, “Tiểu Thương Phật tử” của các chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu, có thể nói rằng thời kỳ đó là “nhà nhà Phật tử, người người Phật tử” đâu đâu cũng dùng nhãn hiệu Phật tử. Lực lượng khoảng vài chục ngàn người này theo lệnh của Thích Trí Quang cũng đang chờ đợi Đại Tá Loan.

Hai phong trào quần chúng đấu tranh do tên Trung Tá điệp viên Hoàng Kim Loan thành lập cũng đang chờ đợi Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan. Đó là Phong trào Sinh Viên Tranh Thủ Hòa Bình do sinh viên Y Khoa Đại Học Huế Tôn Thất Kỳ chỉ huy và phong trào Sinh Viên Tranh Thủ Dân Chủ do sinh viên Luật Khoa Nguyễn Hữu Giao chỉ huy.

Trận thư hùng hứa hẹn một mất một còn, không những  mất còn đối với tuớng Loan, mà còn mất còn ngay cả đối với vận mệnh Miền Nam bấy giờ.

Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, một anh hùng hào kiệt của binh chủng Không quân VNCH, một Kinh Kha của thời đại, đã  từng vượt sông Gianh bắc phạt trong chiến dịch ‘Mũi Tên Lửa’. Giờ đây tháng 6/1966, Kinh Kha đang trực diện với một giai đoạn cay đắng và nguy hiểm của lịch sử. Đó là ông phải nhảy vào một chiến trường mà trong đó đầy dẫy những người con Huế như ông nhưng lại lại dùng cái vỏ tôn giáo để nối giáo cho giặc, giết hại thường dân vô tội Huế, những kẻ mượn áo tu hành để mưu cầu quyền lực chính trị. Trận đánh “Phong Trào Phật giáo Tranh Đấu” có lẽ gian nan và khó khăn hơn nhiều so với việc dẫn đầu Phi Đoàn Không Quân VNCH  lao mình vào đất địch.

Thích Trí Quang và Hoàng Kim Loan đã dùng niềm tin tôn giáo của 80% dân chúng Huế để gài Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan vào chiếc bẫy rập nguy hiểm  mà không ai muốn dính líu tới đó là chiếc bẫy tôn giáo. Khó khăn lớn nhất của ông là một số lớn dân chúng Huế lúc bấy giờ vì quá cuồng tín mà đã  không phân biệt được lý lẽ đúng sai, chỉ biết quý thầy như Thích Trí Quang Thích Đôn Hậu là cao cả trên hết.

Hai tên Thích Trí Quang và Hoàng Kim Loan chúng không chừa một thủ đoạn đê hèn nào, cái gì chúng cũng dùng nhãn hiệu Phật giáo. Ngay cả đấng từ bi cũng đã bị hai tên này lấy ra sử dụng, đó là chúng đã đem bàn thờ Phật xuống đường.

Thắng trận này chưa hẳn là một vinh quang, nhưng nếu thất bại thì đó là một yếu tố chắc chắn dẫn đến đầu hàng sớm hơn ngày 30/4/75 của dân chúng và chính phủ miền Nam Việt Nam. Và ngay chính bản thân ông, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, đời binh nghiệp của ông cũng sẽ giống như số phận của 5 Tướng : Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, Chuẩn tướng Phan Xuan Nhuận, Thiếu Tướng Nguyễn văn Chuân,Trung Tướng Ton Thất Đính, Thiều Tướng Huỳnh văn Cao.

 

ĐẠI TÁ NGUYỄN NGỌC LOAN, CÙNG VỚI BIỆT ĐOÀN 222 CẢNH SÁT DÃ CHIẾN, CHIẾN ĐOÀN NHẢY DÙ, THỦY QUÂN LỤC CHIẾN, NHẢY VÀO CHIẾN TRƯỜNG HUẾ

 

– 1:45 trưa ngày 7-6-66, Biệt Đoàn 222 Cảnh Sát Dã Chiến và Trung Tá Phan Huy Sảnh, Chỉ Huy Trưởng Biệt Đoàn, lực lượng tổng trừ bị của Tổng Nha Cảnh Sát được không vận đến Huế. Tôi bàn giao trụ sở Cảnh Sát thành phố lại cho Biệt Đoàn 222 CSDC. Đơn vị tôi di chuyển sang trú đóng tại trụ sở Nha Cảnh Sát vùng I, sau này là BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế.

– Ngày 8-6-66, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, Tư lệnh phó Không quân, Tổng Giám Đốc Cảnh Sát kiêm Cục Trưởng Cục An Ninh Quân đội, kiêm Đặc Ủy Trưởng Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo đến Huế.

Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan là Tư lệnh Hành Quân dẹp loạn miền Trung. BCH Hành Quân đặt tại Tòa Đại Biểu chính phủ, thuộc Quận III Thành phố Huế.

Dân Huế sống trong lo âu sợ sệt. Một trận đụng độ lớn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, giữa lực lượng dẹp loạn của Chính Phủ Trung Ương do Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan chỉ huy và đám tranh đấu, cũng như đại đơn vị Sư Đoàn I BB ly khai, do Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận chỉ huy. Thế nhưng từ ngày 8-6-66 đến ngày 12-6-66, Đại Tá Loan vẫn án binh bất động. Ngoại trừ ông cho lệnh một đơn vị thuộc Biệt Đoàn 222 chiếm lại đài phát thanh Huế và nhóm chuyên viên kỹ thuật từ Sài Gòn ra sửa chữa đài phát thanh Huế tái hoạt động.

TIỂU ĐOÀN TRÂU ĐIÊN CỦA CỦA CHIẾN ĐOÀN THỦY QUÂN LỤC CHIẾN BI VIỆT CONG PHUC KÍCH TẠI VÙNG CAY SỐ 17 PHÍA BẮC THÀNH PHỐ HUẾ

Ngày 14/6/66, Tiểu Đoàn Trâu Điên thuộc Sư Đoàn TQLC được không vận đến Huế vào 1 giờ khuya. Tôi nhận lệnh Đại Tá Loan đón Tiểu Đoàn Trâu Điên TQLC tại phi trường Phú Bài, mở đường và hướng dẫn Tiểu Đoàn di chuyển ngang Thành phố Huế, để vào vùng Hành Quân phía Bắc Thừa Thiên, giáp ranh Quảng Trị. Sau đó, tôi nghe tin, khoảng hơn 9 giờ sáng, khi Tiểu Đoàn vượt khỏi cây số 17 thì lọt vào ổ phục kích của Việt cộng. Tiểu Đoàn Trưởng tử thương và Tiểu Đoàn bị thiệt hại khá nặng.

TRẬN THỬ LỬA ĐẦU TIÊN GIỮA ANH SÁU LÈO VÀ TÊN PHẢN LOẠN THÍCH TRÍ QUANG.

Tối ngày 15/6/66, Đại Tá Loan chỉ thị tôi chỉ huy 1 Đại đội CSDC thuộc Biệt Đoàn 222, bắt đầu giải tỏa bàn thờ Phật tại vùng An Cựu, thuộc Quận III. Khoảng 9 giờ 15 tối, tôi rãi lực lượng CSDC từ ngã tư Duy Tân và Nguyễn Huệ, đến quá cổng Cung An Định. Vừa bố trí xong thì ngay lập tức đám tranh đấu dùng loa phóng thanh và Đài Phát Thanh Tranh Đấu loan tin: “Cảnh sát Dã Chiến Sài Gòn đang đập phá và dẹp bàn thờ Phật tại vùng An Cựu. Yêu cầu đồng bào mọi giới tập trung ngăn chận”. Chỉ trong vòng 10 phút, hàng ngàn người đã vây chúng tôi vào giữa. Trong đám đông có những tên đầu trâu mặt ngựa, ăn nói thô tục, bắt đầu chửi rủa chúng tôi thậm tệ. Đại Đội CSDC đúng là dân chuyên nghiệp. Mặc cho thiên hạ chửi rủa, họ vẫn đứng tỉnh khô, đợi  lệnh. Viên Đại Đội Trưởng nói với tôi:

– Ông Phó, đừng lo! Chỉ cần ông Phó ra lệnh là bọn em dẹp đám này ngay.

Bây giờ thì bọn tranh đấu bắt đầu đốt lốp xe hơi chung quanh chúng tôi. Ánh lửa bập bùng dễ đưa chúng tôi vào bạo lực. Tôi cố gắng lắm mới giữ được bình tĩnh nói với viên Đại Đội Trưởng:

– Ông cho dàn đội hình, mang mặt nạ, chuẩn bị giải tán đám này. — Vừa ngay khi đó thì BCH Hành Quân của Đại Tá Loan gọi tôi báo cáo tình hình. Sau phần báo cáo tôi nói thêm:

– Tôi đang chuẩn bị giải tán đám này và dẹp bàn thờ.

– Anh đợi, tôi trình thẩm quyền.

– Nhận rõ.

– Lệnh thẩm quyền không giải tán đám đó, không cần dẹp bàn thờ nữa. Tránh đụng chạm, đưa con cái anh trở về.

– Nhận rõ.

Vừa cương vừa nhu, cuối cùng tôi cũng đưa được đại đội CSDC ra khỏi vòng vây về lại BCH. Đại Tá Loan đợi tôi tại BCH, ông nói:

– Tốt lắm. Mình chỉ thử xem bọn chúng phản ứng thế nào. Mọi chuyện ngày mai hãy tính.

TRẬN CHIẾN BẮT ĐẦU : SÁU LÈO XUNG TRẬN

Lúc 10:30 đêm ngày 17-6-66, Đại Tá Loan ra lệnh cho Biệt Đoàn 222 CSDC rãi quân dọc đường Trần Hưng Đạo, đại lộ chính của Thành phố Huế, và cũng là nơi bàn thờ Phật dày đặc. Tôi được lệnh tháp tùng theo Đại Tá Loan và toàn ban tham mưu của ông sang phố Trần Hưng Đạo.

Đường Trần Hưng Đạo khói hương nghi ngút. Các sư cô ngồi ngay dưới bàn thờ tụng kinh. Đám Phật Tử và sinh viên tranh đấu ngồi vây quanh các sư cô. Đại Tá Loan đi bộ tà tà dọc theo các bàn thờ. Thỉnh thoảng ông dừng lại ngồi gần các sư cô thầm thì nói chuyện. Có trời mới biết được ông định làm gì.

Đến 1 giờ 45 khuya, bỗng Đại Tá Loan gọi tôi:

– Liên Thành đâu!

– Tôi đây Đại Tá.

– Mày 1 bên, Đại Tá 1 bên, mình khiêng bàn thờ bỏ vào vệ đường. — Tôi và Đại Tá Loan vừa đặt bàn thờ vào vệ đường, thì lập tức Biệt Đoàn 222 túa ra như ong vỡ tổ. Chỉ 10 phút sau không còn một bàn thờ Phật nào trên đường Trần Hưng Đạo.

Biệt Đoàn 222 CSDC tiếp tục dẹp bàn thờ trong Quận II và Quận III. Đến 8 giờ sáng ngày hôm sau thì công việc dẹp bàn thờ tại Thành phố Huế đã hoàn tất. Ngoại trừ Quận I Thành Nội Huế, nơi có BTL Sư Đoàn I, Đại Tá Loan chưa đụng đến.

Sang ngày 18-6-66, để ổn định tình hình, mỗi đầu giờ, đài phát thanh Huế truyền đi lời kêu gọi của Bộ Chỉ Huy Hành Quân, yêu cầu quân nhân các cấp, thuộc Sư Đoàn nằm trong lực lượng tranh đấu chống chính phủ, các thành phần dân sự, sinh viên, học sinh, giáo chức, công chức, Cảnh Sát Quốc Gia, v.v… trình diện BCH Hành Quân, đặt tại Công Trường Phú Văn Lâu.

Tổng cộng hơn 1000 quân nhân các cấp bị tạm giữ tại Cục An Ninh Quân đội Sài Gòn và Phú Quốc.

Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận đầu hàng, trình diện Đại Tá Loan, và bị đưa vào giam tại Sài Gòn, chờ ngày ra toà. Tư lệnh Sư Đoàn I được thay thế bởi Đại Tá Ngô Quang Trưởng, Tham mưu trưởng Sư Đoàn Nhảy Dù. Về phần dân sự, khoảng gần 2000 người bị tạm giữ. Sau thời gian điều tra, một số được trả tự do, một số khác bị giữ lại truy tố ra tòa với tội danh phá rối trị an. Số cơ sở nòng cốt cộng sản nằm vùng của Hoàng Kim Loan đã được y phái cán bộ đường dây, đón ra mật khu. Một số khác giả dạng thầy tu, chạy vào trốn tại các chùa quanh Thành phố Huế.

THÍCH TRÍ QUANG BỊ BẮT GIỮ

Thích Trí Quang bây giờ đã vào đường cùng. Y tuyên bố tuyệt thực 90 ngày, định ngồi lì tại sân Tòa Hành Chánh Tỉnh Thừa Thiên. Nhưng Đại Tá Loan đã cho lệnh bắt giữ.  Thi hành lệnh của Đại tá Loan chúng tôi đã bắt giữ Thích Trí Quang chỡ hắn  đến Tòa Đại Biều Chính Phủ nơi mà Đại Tá Loan đặt Bộ Chỉ Huy Hành Quân dẹp loạn. Tôi giao tên Việt Cọng Trí Quang nầy cho bộ phận an ninh canh giữ. Sau đó theo lệnh Đại tá Loan,  tôi chỉ huy 1 đơn  vị Cảnh Sát Dã Chiến và Cảnh sát Đặc Biệt, bao vây chùa Từ Đàm và lục soát phòng ngủ của Trí Quang. Tại đây ngoài một số tài liệu quan trọng đã tịch thâu, thuộc cấp của tôi cũng đã thu dọn một số đồ lót của đàn bà vất vải tứ tung trong phòng ngủ của Trí Quang, đế vào một bao ny lon dem về trình Tướng Loan. Nhìn đống lồ lot đàn bà, tướng Loan nói với tôi:

-Hắn là một thằng dâm đảng, nhưng thôi đem vất đi, ai tin mầy, ai tin tao.

Mấy ngày sau Tướng Loan bay về Sài Gòn ông giải tên Thích Trí Quang  theo cùng chuyến bay với Ông. Theo Thiếu Tá Bằng Phong Đặng văn Âu là Pilot trưởng của chuyến bay, thì khi máy bay bay ngang qua vùng biển Đà Nẵng , Đại Tá Loan đã cho lệnh mở cửa sau của phi cơ đạp tên cọng sản Trí Quang xuống biển. Thích Trí Quang hốt hoảng quỳ giữ sàn máy bay xin Đại tá Loan tha mạng. Đến Sài gòn Đại tá Loan đã giam lõng Thich Trí Quang tại bệnh viện Bác sĩ Nguyễn văn Tài cho Thich Trí Quang chửa bệnh suyển kinh niên của y. [Thiếu tá Không Quân Bằng Phong Đặng văn Âu hiện đang định cưi tại thành phố Westninster, California, USA.]

TRUNG TƯỚNG NGUYỄN CHÁNH THI BỊ BẮT GIỮ

Sáng ngày 20 tháng 6, 1966, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan gọi Thiếu Tá Trưởng Ty Phạm Khắc Đạt và tôi lên Tòa Đại Biểu Chính Phủ gặp ông. Ông cho lệnh chúng tôi bắt giữ Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, đem về Tòa Đại Biểu chính phủ gặp ông. Thật khó cho chúng tôi, nhất là Thiếu Tá Đạt, vì khi chúng tôi còn ở quận Nam Hòa, Trung Tướng Thi là Tư lệnh Sư Đoàn I, rồi Tư lệnh Quân Đoàn I, thường thăm viếng quận Nam Hòa và rất ưu ái, nâng đỡ Thiếu Tá Quận Trưởng Phạm Khắc Đạt. Nay vì khác chính kiến trở thành đối nghịch, đệ tử nhận lệnh đi bắt ông thầy, lương tâm đâu ổn. Nhìn nét mặt tư lự của ông tôi hiểu ngay. Tôi nói với Thiếu Tá Đạt:

– Thiếu Tá khỏi lo, tôi là thằng sĩ quan hạng bét, ông Trung Tướng không nhớ mặt tôi đâu. Để tôi đi trước vào mời Trung Tướng, ông tà tà theo sau.

Tôi và Thiếu Tá Đạt cùng đi một xe đến thẳng tư dinh Trung Tướng Thi. Tư dinh Trung Tướng Thi tại số 12 đường Lê Thánh Tôn thuộc Quận III, sau lưng nhà thờ Phan-xi-cô. Chúng tôi gặp Tùy viên của Trung Tướng tại phòng khách. Liền ngay đó thì Trung Tướng Thi từ trên lầu bước xuống. Hình như ông đã biết mọi việc. Ông nói với Thiếu Tá Đạt:

– Sao Đạt, Đại Tá Loan cho lệnh bắt Trung Tướng phải không? Các em muốn Trung Tướng đi xe của Cảnh Sát hay xe của Trung Tướng?

– Xin Trung Tướng dùng xe quân đội. Chúng em chạy theo sau.

Tôi còn nhớ ông mặc đồ dân sự, áo xanh quần đà, nhưng đi xe quân đội gắn 3 sao, bảng đỏ.

Đến cuối tháng 7-1966 thì an ninh, trật tự đã vãn hồi tại miền Trung và Thừa Thiên, Huế. Tôi và Thiếu Tá Đạt nhận lệnh biệt phái sang lực lượng CSQG và tôi phục vụ tại BCH/CSQG Thừa Thiên – Huế từ đó đến 30-4-1975.

Một câu chuyện có liên quan đến Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, nhưng ông nằm trong trường hợp ngay tình, nên không bị công bố ra ngoài dư luận. Mời quý độc giả đọc qua phần tóm tắt từ tài liệu:

Cụm Tình Báo Chiến Lược A 54 Hà Nội và Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Q. Đ. I.

(Tóm tắt tài liệu N.Đ.P của Trung Tá Nguyễn Mâu, Trưởng Khối Cảnh Sát Đặc Biệt Bộ Tư lệnh CSQG Việt Nam Cộng Hòa).

Sau cuộc binh biến ngày 11-11-1960, mưu toan lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm bất thành, Đại Tá Nguyễn Chánh Thi bôn tẩu sang Nam Vang, thủ đô vương quốc Cao Miên. Tại đây, sau một thời gian đời sống đã ổn định, Đại Tá Nguyễn Chánh Thi bắt đầu tìm thú vui giải trí hằng đêm, tại các phòng trà ca hát, nhảy đầm tại xứ Chùa Tháp. Thế nhưng, mọi sinh hoạt của Đại Tá Thi, nhất cử nhất động của ông, đều không thoát khỏi cặp mắt theo dõi và giám sát của Tình báo Chiến Lược Hà Nội, đặt tại Nam Vang và Đại Tá Thi đã bị Lê Trung Hưng, Cục Trưởng Cục Tình Báo Chiến Lược Hà Nội chọn làm mục tiêu xâm nhập.

Đúng như danh xưng Tình Báo Chiến Lược (TBCL), họ đi đường dài, không đi đường ngắn. Họ đã đánh giá đúng vị trí của Đại Tá Thi trong tương lai, đối với chính quyền miền Nam và vị trí của ông ta trong quân lực VNCH.

Một nữ điệp viên của Cục TBCL Hà Nội đã có mặt tại thủ đô Nam Vang trong vai là một nữ chiêu đãi viên tại nhà hàng, nơi mà Đại Tá Thi hằng đêm thường đến mua vui.

Nữ chiêu đãi viên này tên Trâm, là một giai nhân, và tuổi đời còn trẻ hơn Đại Tá Thi nhiều. Đặc biệt là cô ta nói tiếng Pháp và nhảy đầm rất giỏi. Chỉ một thời gian sau, cô Trâm đã trở thành tình nhân của Đại Tá Thi. Sau đó theo đề nghị của cô Trâm, Đại Tá Thi đã dọn nhà về ở chung với cô ta. Tại đây cô Trâm giới thiệu với Đại Tá Thi ông chú họ của cô ta tên Bùi Văn Sắc, thường gọi là Sáu Già, cũng ở chung nhà với cô Trâm. Đại Tá Thi và ông Sáu Già trở thành đôi bạn tri kỷ.

“Cách mạng” 1963 thành công, “người hùng” của năm 1960 trở về nước và được thăng cấp Chuẩn Tướng, bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư Đoàn I BB, và thời gian sau thăng cấp Trung Tướng, được bổ nhiệm Tư lệnh Quân Đoàn I.

Người đẹp và ông Sáu Già vẫn ở Nam Vang.

Một thời gian ngắn sau, cô Trâm và ông Sáu Già nhận được giấy phép nhập cảnh Việt Nam và trú ngụ tại tư dinh Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi tại Vùng I. Một đôi khi họ trú ngụ tại dinh của ông Tướng tại số 11 đường Gia Long Sài Gòn.

Sáu Già chính là Phái khiển Tình Báo và cô Trâm là nhân viên của Cục TBCL Hà Nội. Họ là Cụm Tình Báo Chiến Lược A 54.

A 54 tưởng rằng mọi chuyện suông sẻ, nhưng không ngờ, bọn chúng đã bị trùm tình báo miền Nam Việt Nam, Trung Tá Nguyễn Mâu, Phụ Tá Đặc biệt Tư lệnh CSQG Việt Nam Cộng Hòa, Trưởng Khối CSĐB phát giác, theo dõi, và cuối cùng Cụm A 54 bị tóm bắt toàn bộ ngay tại tư dinh Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, nơi cụm Tình báo A 54 cư ngụ.

Tang vật tịch thu gồm có điện đài, mật mã dùng chuyển tin ra Bắc, vi phim, và một số tài liệu quan trọng.

Qua cung từ của Sáu Già, hắn đã thu thập một số lớn các tin tức quan trọng từ quân sự đến chính trị của chính quyền miền Nam và chuyển ra cho Cục TBCL Hà Nội. Tin tức quan trọng này bị tiết lộ từ những lần hắn mạn đàm với Trung Tướng Thi trong suốt thời gian mấy năm hắn và cô Trâm ở chung với Trung Tướng Thi tại tư dinh của ông ta. Những tin tức gồm có sau đây:

Về quân sự:

1- Trận liệt các đơn vị QLVNCH gồm cấp chỉ huy, quân số, vũ khí, trang bị đặc biệt và tiềm năng chiến đấu.

2- Tổ chức bộ Tổng Tham Mưu QL/VNCH. Tổ chức, hoạt động của mỗi phòng, Trung tâm Hành Quân BTTM và sự phối hợp của các quân binh chủng.

Về chính trị:

1- Hoạt động của các đảng phái chính trị tại nam Việt Nam.

2- Tinh thần và xu hướng chính trị của báo chí và văn nghệ sĩ miền nam Việt Nam.

Và nhiều tin tức quan trọng khác…

Khi Trung Tá Nguyễn Mâu, Trưởng Khối CSĐB, trình nội vụ lên Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa. Tổng Thống hỏi:

– Ông Thi thật sự phạm tội?

– Trình Tổng Thống, ông ấy có liên hệ.

Tổng Thống hỏi tiếp:

– Ông ta sẽ phải truy tố theo hình sự?

Bằng tất cả công bằng và lương tâm, Trung Tá Nguyễn Mâu trình Tổng Thống:

– Kính trình Tổng Thống ông ta ngay tình… thật sự ngay tình.

Câu chuyện vì thế mà không được tuyên bố công khai trước dư luận, để bảo vệ uy tín cá nhân cho Tướng Thi.

KẾT QUẢ CỦA CUỘC HÀNH QUÂN CHIẾM LẠI HUẾ TRONG TAY CÁN BỘ VIỆT CONG THÍCH TRÍ QUANG.

Những thắng lợi quan trọng mà Đại Tá Nguyễn Ngoc Loan đã đạt được trong chiến dịch Chiếm lại Huề như sau:

1/- Thu hồi Sư Đoàn I. BB lại cho quân lực VNCH. Giao Sư Đoàn I Bộ Binh lại cho Đại Tá Ngô Quang Trưởng, Tham Mưu trưởng Sư Đoàn Nhảy Dù VNCH chỉ huy và chỉnh đốn lại.

-2/- Thu hồi lại Huế cho chính Phủ Trung Ương từ tay Thích Trí Quang và Trung Tá điệp viên Hà Nội Hoàng Kim Loan.

3/ – Bắt giữ thủ phạm chính Thích Trí Quang.

4/ – Bắt giữ Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận.

5/ – Bắt giữ Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi.

6/ – Và khoảng trên một ngàn các thành phần tranh đấu chủ chốt vừa dân sự và quân sự bị bắt đem vào Cục An Ninh Quân Đội và BTL/CSQG xét xử.

Và điều quan trọng nhất là Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã đem lại bình yên và ổn định cho đời sống đồng bào Thừa Thiên-Huế sau những tháng ngày triền miên bị tê liệt bởi biểu tình tranh đấu và bàn thờ Phật xuống đường.

Huế trước khi Đại  Tá Nguyễn Ngọc Loan đến là một Huế vô chính phủ, không còn luật pháp quốc gia, Huế bại liệt trong luật rừng của đám giặc cỏ Thích Trí Quang, đám thổ tả Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đám cong sản nằm vùng và tên điệp viên Hoàng Kim Loan của cọng sản Hà Nội.

Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, Tư lệnh CSQG, ông đã giải thoát đồng bào Huế khỏi cơn tai ương, tái lập lại luật pháp quốc gia, an ninh và trật tự công cộng.


0 Comments

Leave a Reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published.