HIỆP ĐỊNH PARIS CHẤM DỨC CHIẾN TRANH LẬP LẠI HÒA BÌNH TẠI VIỆT NAM NGÀY 27  THÁNG 1 NĂM 1973. BẢN ÁN TỬ HÌNH MÀ HOA KỲ, NGA SÔ, VÀ TRUNG CỘNG DÀNH CHO VIỆT NAM CÔNG HÒA.

LIÊN THÀNH

Sau Mậu Thân 1968, vào ngày 26 tháng 6 năm 1968 lần đầu tiên Hoa Kỳ và Cộng sản Bắc Việt gặp nhau để thăm dò cho cuộc hòa đàm trong tương lai nhằm để cho Hoa Kỳ rút ra khỏi cuộc chiến, mặc cho Bắc Việt và Trung Cộng và khối cộng sản Đông Âu muốn làm gì thì làm.

Địa điểm gặp nhau là một ngôi nhà riêng của phía cộng sản Bắc việt tại Vertry-sur-Seine, tại Pháp.

– Phái đoàn Việt Nam Cộng sản có Hà Văn Lâu và Nguyễn Minh Vỹ.

– Phái đoàn Mỹ có Cycrus Vance và Philippe Habib.

Vào ngày 28 tháng 9 năm 1968, phái đoàn Mỹ có Harriman, Vance, và Philippe Habib. Phía Cộng sản Bắc Việt có Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, Hà Văn Lâu và thông dịch viên Nguyễn Đình Phương chính thức gặp gỡ và bắt đầu bàn thảo cũng tại Vertry-Sur-Seine, Pháp.

Sau đó Hoa Kỳ mới mời Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa vào tham dự hòa đàm. Phía cộng sản Hà Nội đưa phái đoàn Mặt trận Giải Phóng Miền Nam vào phái đoàn của họ. Kể từ đó hòa đàm tại Paris có bốn phái đoàn tất cả:

– Việt Nam Cộng Hòa

– Hoa Kỳ

– Cộng sản Bắc Việt

– Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam

Và đây là toàn bộ nội dung rất đau đớn của Hiệp Định Paris:

“Hiệp Định Paris Nhằm Chấm Dứt Chiến Tranh và Lập Lại Hòa Bình Tại Việt Nam.”

Chấm dứt chiến tranh có nghĩa là phía Hoa Kỳ không viện trợ không tham chiến nữa để mặc Miền Nam đối phó với cả khối cộng sản Phương Bắc và Đông Âu.

Lập lại hòa bình có nghĩa là để cho Cộng Sản Bắc Việt cai trị toàn bộ lãnh thổ Việt Nam thì sẽ không còn chiến tranh nữa. Đó là thứ Hòa Bình mà bọn phản chiến quốc tế và các chính trị gia bất lương Hoa Kỳ mong muốn. 

Và cũng là thứ hòa bình mà bọn phản chiến phản bội tại Miền Nam mơ ước, chẳng hạn như Trịnh Công Sơn, Dương Quỳnh Hoa, Tôn Thất Lập, Trương Như Tảng, Đoàn Văn Toại, Huỳnh Tấn Mẫm, Ngô Bá Thành, Lý Quý Chung, Ngô Công Đức, Ni sư Huỳnh Liên, Thích Trí Quang, Thích Quảng Độ (một công dân Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chính hiệu đã xâm nhập vào miền Nam năm 1958 và ngay lập tức hoạt động chống VNCH quyết liệt cho đến 1975), Võ Văn Ái, Thích Đôn Hậu, Thích Quảng Liên, Thích Nhất Hạnh, Phan Khắc Từ, Huỳnh Công Minh, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, v.v…

Tóm lại, Hòa Đàm Paris là một bất hạnh cho miền Nam nói riêng và cho cả đất nước nói chung. Đây là một vở kịch được phía Mỹ và cộng sản Bắc Việt đi đêm với nhau và đạo diễn từ đầu, mà VNCH hoàn toàn không được hỏi ý và không còn lựa chọn nào cả. Chính vì điều đó mà Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã chống lại hiệp định Paris tới cùng. Ông biết hiệp định này hoàn toàn bất lợi cho chúng ta và ông đã làm tất cả mà ông có thể làm. Chúng ta là nước nhận viện trợ từ phía Hoa Kỳ để chống lại toàn bộ khối cộng sản khổng lồ. Chúng ta đành phải chấp nhận thân phận lệ thuộc. Khi chính trường Hoa Kỳ diễn tiến bất lợi theo ý muốn của bọn báo chí phản chiến mà đã bị cộng sản Hà Nội mua chuộc chẳng hạn như Jane Fonda, Tom Hayden, David Halberstam, Neil Sheehan, New York Times,… các chính trị gia Hoa Kỳ vì quyền lợi cá nhân đã phản bội đồng minh VNCH, phản bội lại lý tưởng tự do của đất nước Hoa Kỳ để ngồi xuống thương lượng với bọn lưu manh lừa đảo và man rợ cộng sản Bắc Việt. Nỗi đau này không riêng gì cho toàn thể quân dân cán chính Miền Nam Việt Nam mà cho cả các cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến tại Việt Nam và 58 ngàn nam nữ thanh niên Hoa Kỳ đã nằm xuống để bảo vệ lý tưởng tự do cho Việt Nam, như các thế hệ thanh niên khác của Hoa Kỳ đã làm trong thế chiến thứ II.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không đồng ý những điều kiện do CSBV đưa ra vì đó là những điều khoảng hoàn toàn có lợi cho Cộng sản Bắc Việt, và rõ ràng là Hoa Kỳ đã bán đứng Việt Nam Công Hòa.Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đòi hỏi phải thay đổi một số điều khoảng trong bản thỏa hiệp. Cộng sản Hà Nội phản ứng bằng cách công bố tất cả các chi tiết giữ Lê Đức Thọ và ông Kissinger mà trước đây cả hai đã đồng ý. Cuộc hòa đàm bế tắc. Tổng Thống Nixon một mặt  ra lệnh ném bom Hà Nội và Hải Phòng liên tục trong 12 ngày vào cuối năm 1972. Mặt khác,Tổng Thống Nixon ép buột Tổng thống Thiệu ký bản thỏa hiệp, chấp nhận điều kiện ngưng chiến, với lời hứa hẹn nếu sau nàyCộng sản Hà Nội vi phạm thỏa hiệp, thì Hoa Kỳ sẽ có phản ứng mạnh mẻ ngay…

Thỏa hiệp được ký tại Paris được Hoa Kỳ gọi là: “Thỏa Hiệp Hòa Bình Trong Danh Dự”, nhưng thực chất là một thỏa hiệp Mỹ bán đứng miền Nam Việt Nam cho Trung Cộng và cộng Sản Bắc Việt.

Lê Đức Thọ và Kissinger đồng ý về một thỏa hiệp sơ bộ được ký vào ngày 23/1/1973. Bốn ngày sau đó, Hiệp Định Paris được chính thức ký kết vào 27-1-1973 tại Paris Pháp quốc.

Nghị định thư  này quy định ngưng bắn toàn diện tại miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ rút hết số quân còn lại tại Việt Nam trong vòng 60 ngày, Cộng sản Bắc Việt có 150,000 binh sĩ được phép ở lại miền Nam Việt Nam tại những vùng cộng sản Bắc Việt  đã chiếm đoạt, và tất cả tù binh Hoa Kỳ được hồi hương.                                                                                                    Nghị định thư Paris cũng yêu cầu  Chính Phủ VNCH và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam thực hiện một cuộc bầu cử dân chủ và tự do tại miền Nam Việt Nam. Tổng Thống Nixon hứa với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sẽ sử dụng Không Lực Hoa Kỳ để bảo đảm sự thi hành hiệp định này.

Hoa Kỳ rút quân,  chương trình Việt Nam hóa để quân lực VNCH dần dần thay thế quân lực Hoa Kỳ ra đời.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cực lực phản đối đề nghị hòa bình giả tạo của Hoa Kỳ làm cho cuộc hòa đàm ở Paris phải khựng lại. Ông Nixon phải hứa sẽ tăng viện trợ quân sự và Hoa Kỳ sẽ trở lại Việt Nam nếu Cộng sản Bắc Việt  tấn công Nam Việt Nam.Đồng thời Ông Nixon đe dọa sẽ cắt viện trợ để buộc Ông Thiệu phải chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ.

Tài liệu mới được bạch hóa cho thấy rằng Ông Nixon đe dọa cắt đầu Tổng Thồng Nguyễn Văn Thiệu:

“I don’t know whether the threat goes too far or not, but I’d do any damn thing, that is, or to cut off his head if necessary.” President Richard Nixon, January 20, 1973.

Điều đau đớn cho Việt Nam Cong Hòa và dân chúng miền Nam, đó là hành động điễu giả của Hoa Kỳ là Kissinger và Nixon không muốn thấy Việt Nam Cộng Hòa sụp đỗtrước cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ vào tháng 11/1972, vì nếu chuyện nàyxảy ra, thì việc tái đắc cử của ông Nixon sẽ rất mong manh.                                                                                         

Xin hãy đọc một đoạn thâu băng của Nixon đã được giải mật, để thấy số phận của Việt Nam Cộng Hào và dân chúng miền Nam đã được Nixon và Chính phủ Hoa Kỳ an bài từ trước:

“The country would care if South Vietnam became Communist in a matter of six months. They will not give a damn if it’s two years.” President Richard M. Nixon, March 17, 1973.                                                                       

“Hoa Kỳ không muốn miền Nam Việt Nam mất nhanh chóng trong vòng sáu tháng sau khi Hiệp Định Paris được ký kết.Như vậy  Hoa Kỳ không bị nỗi nhục thua trận. Nhưng nếu là hai năm, sẽ không có vấn đề”.

Tài giải mật cũng cho thấy rằng ông Kissinger và ông Nixon cùng đồng ý rằng: “Việt Nam Cộng Hòa có thể mất vào tay cộng sản Bắc Việt sau cuộc bầu cử Tổng Thống tại Hoa Kỳ là tháng 11/1974. Nhưng nếu xảy ra vào mùa xuân 1975, thì thời điểm này tốt hơn là mùa xuân 1976.

Cuộc thương lượng kéo dài từ tháng 9 năm 1968 mãi đến ngày 27 tháng 1 năm 1973 mới kết thúc với bản thỏa hiệp được ký kết bởi đại diện 4 bên nhằm chấm dứt cuộc chiến tại Việt Nam gọi là:

“Hiệp Định Paris Nhằm Chấm Dứt Chiến Tranh và Lập Lại Hòa Bình Tại Việt Nam.”

Ngày ký Hiệp Định là ngày 27 tháng 1 năm 1973.

Ngày có hiệu lực và ngưng bắn là:

Đúng 7 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973.

Đại diện bốn phe ký vào nghị định thư gồm có:

1- Việt Nam Cộng Hòa: Tổng trưởng Ngoại giao Trần Văn Lắm.

2- Chính phủ Hoa Kỳ: Bộ trưởng Ngoại Giao William P. Roger.

3- Chính phủ cộng sản Bắc Việt: Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Duy Trinh.

4- Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam: Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thị Bình. 

Hai cơ cấu quan trọng nhất trong nghị đinh thư Hòa Đàm Paris là:

1- Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự 4 bên. Các thành viên của ủy ban này gồm có:

– Việt Nam Cộng Hòa

– Hoa Kỳ

– Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam

– Bắc Việt

Nhiệm vụ của Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự

Theo điều 16 của Hiệp Định thư thì:

– Thực hiện việc ngưng bắn trên toàn lãnh thổ miền nam Việt Nam, bao gồm tất cả các bên ở Miền Nam Việt Nam.

– Phối hợp, theo dõi kiểm tra 4 bên trong việc thực hiện các điều khoản của hiệp định.

– Ngăn ngừa vi phạm và phát hiện vi phạm hiệp định ngưng bắn v.v…

– Ban Liên Hợp Quân Sự 4 bên sẽ bắt đầu hoạt động ngay sau khi ký hiệp định này, và sẽ chấm dứt hoạt động trong thời hạn sáu mươi ngày.

Mỗi bên chỉ định một đoàn đại biểu quân sự là 16 người tại khu vực địa phương, và do một sĩ quan cấp bậc Trung Tá chỉ huy.

Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự tại trung ương (đóng tại Camp David, Phi Trường Tân Sơn Nhất) mỗi bên có 56 người và do một sĩ quan cấp tướng chỉ huy.

2- Ủy Ban Quốc Tế kiểm soát và giám sát đình chiến.

Ủy ban này gồm các thanh viên đại diện của 4 nước:

– Ba Lan

– Canada

– Hungary

– Indonesia

Các thành viên của ủy ban quốc tế này sẽ luân phiên làm chủ tịch trong từng thời gian do ủy ban quốc tế quy định.

Điều 11 của Hiệp Định Paris quy định sẽ có 7 Ủy Ban Liên Hợp quân sự khu vực đóng tại vùng ghi trong bản đồ kèm theo và đóng tại các địa đểm sau đây:

Khu vực I:  Huế

Khu vực II:  Đà Nẵng

Khu vực III:  Pleiku

Khu vực IV:  Phan Thiết

Khu vực V:  Biên Hòa

Khu vực  VI:  Mỹ Tho

Khu vực VII:  Cần Thơ

Như vậy sẽ có một phái đoàn quân sự của Cộng Sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam gồm khoảng 32 người lính và sĩ quan của bọn chúng đến trú đóng tại Thành phố Huế ngay sau khi Hiệp định thư được 4 phe ký kết tại Paris vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 và ngày có hiệu lực ngưng bắn là 7 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973.

Chúng tôi đã nhận được lệnh của Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia tại Saìgòn là chuẩn bị đón phái đoàn Việt Cộng (MTGPMN) và Bắc Việt sẽ từ Hà Nội đến Huế bằng máy (Phi Trường Phú Bài), ngày, giờ, số phi vụ v.v… Chúng tôi sẽ phải hộ tống chúng lên căn cứ tại Bãi Dâu, thuộc Quận II Thị xã Huế. Căn cứ này do Hoa Kỳ xây cất cho phái đoàn Cộng sản và chúng tôi cũng phải đảm nhiệm bảo vệ an ninh và hộ tống bọn chúng trong suốt thời gian 60 ngày bọn chúng đóng tại Huế theo đúng thời gian Nghị Định Thư ấn định. Ngoài ra Bộ Tư Lệnh cũng lưu ý chúng tôi rằng bọn cộng sản này được hưởng quy chế ngoại giao.

Cầm trên tay bức Công điện của Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát mà lòng thấy chua chát, giọt nước mắt uất hận bỗng chảy dài. Bao nhiêu năm chiếm đấu chống lại quân thù cộng sản, giờ này đây tôi, và anh em Cảnh Sát Quốc Gia Thửa Thiên-Huế phải đi đón kẻ thù, hộ tống chúng lên đóng doanh trại trên mảnh đất mà năm xưa 1968, bọn chúng đã mở Tòa Án Nhân Dân chôm sống 204 đồng bào vô tội Huế.

Categories: Uncategorized

0 Comments

Leave a Reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published.