Tôn giáo trong Cách Nhìn của Người Bình Dân Việt Nam

Tiểu Thạch Nguyễn văn Thái, Ph.D.
Philadelphia, Ngày 21 tháng 1 năm 2019

Tìm hiểu những giá trị nào do tôn giáo đem lại ở những nước Tây phương tương đối đơn giản và dễ hiểu hơn là thực hiện công việc này trong môi trường văn hoá Việt Nam. Ở những nước Tây phương ảnh hưởng của những giá trị do truyền thống Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo (Judeo-Christian) đem lại rất rõ rệt. Ở Việt Nam thì vấn đề ảnh hưởng của tôn giáo trên quần chúng phức tạp hơn. Thông thường đa số sách vở khẳng định là Việt Nam chịu ảnh hưởng của ba tôn giáo chính: Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo. Tuy nhiên, ảnh hưởng như thế nào và đến mức độ nào trên quần chúng thì chưa thấy có tài liệu nào phân tích với bằng chứng đáng tin cậy. Bài viết này là một cố gắng đi tìm một phần nào ảnh hưởng của những giá trị do tôn giáo tôn giáo đem lại trong đời sống thường ngày của đại đa số người dân Việt Nam như được phản ánh qua văn chương bình dân như ca dao, tục ngữ, vè, các loại dân ca, các chuyện cổ tích, v.v…

Nhưng trước khi đi vào vấn đề này, trước tiên chúng ta cần minh xác giới hạn ý nghĩa của cụm từ “tôn giáo”. Tôn giáo cũng còn được gọi là “đạo” (), một từ Hán-Việt có nghĩa là “chân lý”, là “cái lẽ nhất định ai cũng phải noi theo (Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn). Trong ý nghĩa này thì tôn giáo hay đạo bao trùm cả lãnh vực siêu hình lẫn lãnh vực luân lý, đạo đức. Đạo Do Thái có 613 điều răn: 248 điều phải thực hiện và 365 điều không được làm. Thiên Chúa giáo có 10 điều răn: 2 điều phải làm và 8 điều không được làm. Những điều răn này bao gồm cả hai lãnh vực: siêu hình lẫn luân lý, đạo đức. Nhưng trong việc truyền đạo và hành đạo thì truyền thống Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo đặt nặng lãnh vực siêu hình, thần linh vì mọi hoạt động của con người, theo quan điểm truyền thống này, có cứu cánh là đi về với thế giới của thần linh.

Người Việt chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, Phật giáo, và Lão giáo. Khổng giáo có phần Hình Nhi Thượng đề cập đến lãnh vực siêu hình qua triết thuyết Thiên Địa Vạn Vật Nhất Thể phát xuất từ sự biến hoá của âm và dương (Dịch kinh). Lão giáo khai triển triết thuyết Đạo chính là nguyên lý uyên nguyên của vũ trụ. Lão giáo cũng đề cập đến âm dương, nhưng âm dương trong Lão giáo là hai thành phần cân bằng của vũ trụ cần phải có để đi đến cái thế uyên nguyên nhất thể (Đạo Đức Kinh). Phật giáo không đặt nặng phần siêu hình mà chỉ chú trọng vào phương thức giải thoát con người hiện sinh khỏi những khổ ải của trần gian. Phần siêu hình trong Khổng giáo và Lão giáo, như là triết thuyết, chỉ ảnh hưởng đến các bậc Nho học, một thiểu số rất nhỏ so với đại đa số quần chúng ở tại Việt Nam. Ảnh hưởng của những quan niệm siêu hình trên quần chúng chỉ phản ánh sự quan sát những hiện tượng thường nghiệm (empirical) có ích hay không có ích cho cuộc sống hằng ngày của người dân. Quần chúng không quan niệm tôn giáo như là một chân lý lý thuyết mà chỉ có những nhận xét về những hiện tượng quan sát được mà thôi. Do đó cái nhìn về tôn giáo của quần chúng trong lãnh vực siêu hình cũng được kéo về với thực tại của cuộc sống hằng ngày, và rất gần với những quan niệm về luân lý, đạo đức.

Bài này đặt chủ điểm vào ảnh hưởng của tôn giáo trên quần chúng trong lãnh vực siêu hình như được phản ánh không phải qua lý luận hình thức mà qua những quan sát thường nghiệm trong cuộc sống hằng ngày của người bình dân, và những ảnh hưởng này đã tạo thành một hệ thống giá trị đặc thù của người Việt như thế nào.

Trước khi thảo luận về những giá trị nào do ảnh hưởng tôn giáo đem lại cho đại đa số người Việt, chúng ta hãy thử tìm xem sự phân phối dân số thành phần các tôn giáo tại Việt Nam như thế nào để khẳng định đâu là thành phần đại đa số.

Phúc trình thường niên 2018 của Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo trên Thế giới (USCIRF) thì Phật giáo có tỉ lệ 50% dân số Việt Nam.Theo tài liệu The World Factbookcủa CIA đăng trên mạng điện tử, được cập nhật ngày 15 tháng Giêng năm 2019 thì toàn bộ dân số Việt Nam hiện nay là 97,040,334 người, được phân phối theo thành phần tôn giáo như sau: Phật giáo: 7.9%, Công giáo: 6.6%, Hoà Hảo: 1.7%, Cao Đài: 0.9%, Tin lành: 0.9%, Hồi giáo: 0.1%, và không tôn giáo nào: 81.8%. The World Factbookxếp 81.8% dân số Việt Nam vào thành phần không thuộc tôn giáo nào cả. Nhưng chắc hẳn là trong số này có nhiều người tin mình theo Phật giáo mặc dù không có Pháp danh, không hành đạo thường xuyên. Và có lẽ hầu hết những người trong tỉ lệ 81.8% này cũng như một số người trong các tôn giáo liệt kê ở trên đều có thờ cúng ông bà.

Không những tỉ lệ 81.8% dân số này mà những người trong các tôn giáo khác nhau nêu trên đều chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, Phật giáo, và Lão giáo do sự thẩm nhập văn hoá trong đời sống hằng ngày, qua thời gian lịch sử chính biên trên hai ngàn năm; nhất là Khổng giáo và Phật giáo. Lão giáo có tính chất trừu tượng nên ít ảnh hưởng đến đại chúng. Văn chương bình dân như ca dao, tục ngữ, vè, các loại dân ca, và các truyện cổ tích phản ánh niềm tin của đại đa số quần chúng qua các hiện tượng mà họ quan sát được suốt dọc dài lịch sử của dân tộc. Do đó, người ta sẽ nhìn thấy những từ “Trời” và “Phật” được nhắc nhở tới nhiều lần trong văn chương bình dân.

Trước tiên chúng ta nhận thấy quần chúng tin vào tôn giáo, nói chung, nghĩa là tin vào một thế giới siêu hình của nhiều thần linh bao gồm một đấng toàn năng quyết định mọi diễn biến ở trần gian và những thần linh này cần phải được thờ kính.

Tin vào tôn giáo

Nghiêng vai ngửa vái Phật, Trời,
Đương cơn hoạn nạn, độ người trầm luân.
Vô chùa thắp một nắm nhang,
Miệng khấn, tay vái bốn phang [phương] chùa này.
Chùa này có một ông thầy,
Có hòn đá tảng, có cây ngô đồng.
Ngó qua chùa lớn làm chay,
Thỉnh ông Tiêu viện, thỉnh bà Quan Âm
Trường sinh thiên tuế là đường,
Trường sinh thiên tuế hai hàng song song.
Lên chùa trong chợ dưới sông,
Khách buôn người bán một lòng kính tin.
Người thì cúng bạc, cúng tiền,
Viết vào trong bảng treo lên cửa chùa.
Có lòng Trời Phật độ cho.

Qua những câu ca dao này thì người ta thấy là quần chúng tin vào tôn giáo. Và nhận xét sơ khởi là quần chúng tin vào Phật giáo. Tuy nhiên, người ta không thể khẳng quyết là họ tin vào Phật giáo một cách chính thống vì Phật giáo là con đường tu hành nhằm giải thoát khỏi những khổ ải của trần gian. Phật là người tu hành, lánh xa ngủ giới và thực hành bát chánh đạo để thành Phật. Phật là con “người” đã “ngộ”. Phật không phải là Ông Trời, một thực thể siêu hình như YHVH (đọc là YeHoVaH hay YheoVaH) của Do Thái giáo, Thiên Chúa của Công giáo hay Allah của Hồi giáo, được tin là có quyền lực giúp đỡ và cứu độ con người. Tin vào Phật giáo là tin vào khả năng tự giải thoát bằng tu thân tích đức theo con đường đức Phật đã vạch ra, chứ không phải tin vào sự phù trợ của thần linh trong thế giới siêu hình.

Ở đây chúng ta thấy niềm tin vào tôn giáo của quần chúng mang tính trực giác về sự hiện hữu của một đấng thiêng liêng, toàn năng, bên ngoài thế giới loài người, có thể phù trợ con người trong những cơn khó khăn, hoạn nạn. Và qua những câu ca dao này, người ta thấy Ông Trời được đồng hoá với Đức Phật. Ngoài ra họ còn tin có những thần linh khác nữa.

Nghiêng vai ngửa vái Phật, Trời,
Đương cơn hoạn nạn, độ người trầm luân.

Vì khả năng toàn năng của thần linh, quần chúng Việt Nam tỏ ra kính trọng những vị thần linh và thần linh là nền tảng của tôn giáo nói chung.

Kính trọng tôn giáo

Miếu linh chẳng dám lại gần,
Đứng xa mà khấn thánh thần chứng tri.
Ai đua sông Trước thì đua,
Sông Sau có miếu thờ vua thì đừng.
Muốn đua sông trước thì đua,
Sông sau mắc miễu, mắc chùa đừng đi.
Im như Bụt mập trên chùa,
Con vào chánh điện đừng đùa với sư.
Cúi lạy, con phải từ từ,
Đừng có vội vã mà hư thân mình.

Trời Phật ở trên đầu trên cổ.

Mặc dù kính trọng Trời-Phật “ở trên đầu trên cổ”, nhưng thần thánh thì “kính nhi viễn chi”. Công việc thực tế của nhân sinh vẫn phải diễn tiến bình thường. 
Trời Phật thì ở trên mây,
Nhiều tiền đong đầy, ít tiền đong vơi. 

Niềm tin vào một thế giới thần linh, bên ngoài thế giới loài người, dẫn đưa người Việt đến hành động thờ kính tổ tiên, ông bà, cha mẹ khi đã khuất, nghĩa là đã đi vào thế giới siêu hình của những thần linh. Thế giới thần linh gần gũi nhất là tổ tiên, ông bà, cha mẹ. 

Thờ ông bà

Công danh hai chữ tờ mờ
Lấy gì khuya sớm phụng thờ tổ tiên.
Khôn ngoan nhờ đức cha ông,
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ.
 
Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha, kính mẹ ấy là chân tu.
 
Tu mô cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ cũng là đi tu.
 
Thứ nhất là tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.
 
Lên chùa thấy Phật muốn tu,
Về nhà thấy mẹ, đi tu không đành.

Và hình thức phụng thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ là lễ nghi cúng kỵ. Đối với giới trí thức Nho sĩ thì lễ nghi cúng kỵ có giá trị biểu tượng cho tình thương, sự nhớ nhung, lòng kính trọng đối với các vị đã sinh thành, nuôi nấng và dạy dỗ họ nên người. Lễ nghi này đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp cho những thế hệ kế tiếp, trong lãnh vực tri thức cũng như cảm xúc. Đối với người bình dân thì cũng thế. Nhưng người bình dân còn nghĩ là thế giới thần linh cũng có những sinh hoạt và những nhu cầu như thế giới loài người, nên cúng giỗ cũng còn có ý nghĩa là dâng thực phẩm cho cha mẹ để cha mẹ trở về với con cháu và chia sẻ những quả phẩm dâng cúng. Do đó, cúng kỵ là một hình thức lễ nghi quan trọng trong đời sống của người Việt.

    a. Cúng kỵ ông bà là điều rất quan trọng 

Đi đâu, mặc kệ đi đâu,

Đến ngày giỗ chạp phải mau mà về.

Nhưng lễ nghi này thường được giới trí thức Nho sĩ quá chú trọng về phần hình thức — thường mang tính phô trương — nhiều hơn là về phần ý nghĩa.

Công danh hai chữ tờ mờ
Lấy gì khuya sớm phụng thờ tổ tiên.
Khôn ngoan nhờ đức cha ông,
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ. 

Câu ca dao này cho thấy hình như là nếu không đạt được công danh, nghĩa là không có tiền của, thì không thể thờ phụng tổ tiên, ông bà, cha mẹ được. Hay là khi nào “làm nên” thì mới thực hiện được công việc này.

Do đó, lễ nghi cúng kỵ nhiều lúc đã trở thành tốn kém và đưa thêm gánh nặng tài chánh cho người bình dân. Họ đã phản đối lại quan điểm đặt nặng hình thức và xem nhẹ ý nghĩa của lễ nghi cúng kỵ. Và sự phản đối của họ được dựa trên một lý luận hết sức sắc bén, bắt đầu từ lễ nghi mai táng đến lễ nghi cúng kỵ.

     b. Đối kháng nghi lễ nghịch lý

  1. Về nghi lễ táng liệm thì:

Thế gian còn dại, chưa khôn,
Sống mặc áo rách, chết chôn áo lành.
Sống mặc vải bùi, chết vùi vàng tâm. 
Sống dầu đèn, chết kèn trống. 
Sống chẳng được nhờ, chết phải để tang. 
Sống cục đất, mất cục vàng.
Sống một đồng không hết, chết một đồng không đủ. 

     2. Về cúng kỵ thì:

Sống thì con chẳng cho ăn,
Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi.
 
Sống thì chẳng cho ăn nào,
Chết thì cúng giỗ mâm cao, cỗ đầy.
 
Trâu heo khi chết tế ruồi,
Chẳng bằng khi sống, ngọt bùi còn hơn.
Sống thì chẳng có ai hay,
Đến khi chết xuống làm chay mời làng. 
Ngày sau con tế ba bò,
Sao bằng lúc sống, con cho lấy chồng. 

Một lạy sống bằng đống lạy chết.

Từ “đống” là một từ bình dân bao hàm ý nghĩa “rất nhiều”, khó đếm được, so với số “một”, đơn vị nhỏ nhất của số nguyên. Đứng về phương diện thi pháp thì từ “đống” là yêu vận của từ “sống”; về phương diện tu từ pháp thì “đống” ở đây là một lối chơi chữ khi ghép liền vời từ “lạy”. Thông thường thì từ “đống” được dùng cho những vật dơ dáy, bẩn thỉu, chứ không được dùng trước những từ biểu hiện sự kính cẩn, trang nghiêm như trong việc thờ cúng ông bà. Câu ca dao “Một lạy sống bằng đống lạy chết”, do đó, nói lên một cách rốt ráo sự đối kháng mạnh mẽ của người bình dân đối với những nghịch lý của sự chú trọng vào hình thức của nghi lễ và sự xem nhẹ hay lãng quên ý nghĩa trọng đại của cúng giỗ là phải có sự chuyển tiếp của thực tế thế giới hiện sinh qua thế giới thần linh. Nghi lễ phải là sự tiếp nối của tình thương, sự phụng dưỡng và kính trọng tổ tiên, ông bà, cha mẹ từ khi các ngài còn sống cho đến khi qua thế giới bên kia, chứ không phải chỉ là những nghi thức phô diễn.

Từ niềm tin về Ông Trời=Ông Phật, như là một hiện hữu siêu hình toàn năng có thể phù hộ con người đến lòng tin về một thế giới thần linh bao gồm những người đã quá cố và niềm tin vào những biểu tượng của những hiện tượng thiên nhiên khó cắt nghĩa, người bình dân đã bày tỏ sự kính trọng của họ đối với thần linh. Họ nghĩ là hành động kính trọng này, về phương diện tích cực, là một điều cần thiết; về phương diện tiêu cực, thì cũng không có gì hại trong thực tế. Dù sao, kiêng nể cũng đem đến sự bình an cho tâm hồn và an lành cho cuộc sống. 

Đất có thổ công, sông có Hà Bá
Có thờ, có thiêng; có kiêng, có lành.

Khổng giáo và Phật giáo đều được du nhập vào Việt Nam rất sớm, vào khoảng đầu công nguyên. Khổng giáo được du nhập từ Trung Hoa, và Phật giáo lúc đầu từ Ấn Độ và sau đó, từ Trung Hoa. Khổng giáo phát triển mạnh xuyên suốt những triều đại Lý, Lê, Trần, Nguyễn. Phật giáo cũng phát triển mạnh trong thời Lê, Trần. Nhất là trong thời kỳ nhà Hậu Lê (thế kỷ 15 đến 18), Phật giáo là quốc giáo của Việt Nam. Phật giáo đến với quần chúng như là một tôn giáo qua sự hiện diện của các chùa chiền, sư sãi ở khắp nơi trong nước từ thành thị đến thôn quê. Khổng giáo không đến với quần chúng như là một tôn giáo mà qua các thầy đồ ở các làng quê truyền dạy những hành vi mang tính luân lý, đạo đức.

Quần chúng không thể lãnh hội lý thuyết siêu hình trong phần Hình Nhi Thượng của Khổng giáo mà chỉ ý hội một cách lờ mờ bằng trực giác là Ông Trời=Ông Phật là một hiện hữu thần linh siêu việt mà thôi. Thiên Chúa giáo đến với người Việt rất trễ trong lịch sử, vào khoảng cuối thế kỷ thứ 16, và vì các vua Chúa cấm đạo, nên ảnh hưởng không đi được vào đại đa số quần chúng một cách sâu rộng. Do đó, những quan sát và nhận xét về tôn giáo của người bình dân phần lớn tập trung vào Phật giáo.

Như đã được trình bày ở phần trên, người dân tin vào tôn giáo và tỏ lòng kính trọng đối với tôn giáo. Họ không phê bình, chỉ trích tôn giáo vì tôn giáo thuộc về thế giới của thần linh, cần phải được “kính nhi viễn chi”:

Miếu linh chẳng dám lại gần,
Đứng xa mà khấn thánh thần chứng tri.

Mặc dù tin và kính trọng tôn giáo, nhưng người bình dân có nhiều quan sát và nhận xét về những thái độ và hành vi tiêu cực các nhà tu hành mà họ quan sát được. Họ công nhận tu hành là con đường khắc khổ và khó đi. Tuy nhiên, khi đã chọn con đường tu hành thì họ nghĩ là nhà tu hành phải thành tâm và chính trực, chứ lòng mà vẫn ái ố, sân si thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ.

Quan sát và nhận xét hành vi của các nhà tu hành

Trước tiên, họ công nhận tu hành là một chọn lựa khó mà thực hiện được một cách đúng đắn: 

Tu rất khó 

Ai lên Hương Tích chùa Tiên,
Gặp cô sư bác anh khuyên vài lời.
Đem thân làm cái kiếp người,
Tu sao cho trọn nước đời mà tu.
 
Sư đi chùa mốc sân rêu,
Mõ khuya ai gõ, chuông chùa ai khua.
Vinh hoa là cái trò đùa,
Đã tu không trót, lại mua trò cười.
 
Anh nay quyết chí đi tu,
Tam quy ngũ giới tu chùa Hồ Sen
Thấy cô má phấn răng đen,
A Di Đà Phật anh quên mất chùa.
 
Phen này chí quyết đi tu,
Tam quy ngũ giới tu chùa Hồ Sen.
Thấy cô má phấn răng đen,
A di đà Phật anh quên mất chùa.
Đi tu cho trọn đi tu,
Ăn chay nằm mộng ở chùa Hồ Sen.
Thấy cô má đỏ răng đen,
Nam mô di Phật lại quên ở chùa.
 
Bậu có muốn tu thân,
Cho qua ở gần coi thử.
Đừng làm bất tử,
Mà hại chúng sanh.
Thầy chùa qua đã thấy nhiều anh,
Miệng nọ tuy không sắc, lòng đành sắc không.
 
Tiểu kia đến ở chùa ta,
Một là giận mẹ, hai là giận thân.
Đêm nằm mà nghĩ xa gần,
Con người như thế, đem thân ở chùa.
Ở chùa ăn những tương chua,
Ăn rau muống héo, ăn dưa cần già.
Sao không nghĩ đến cửa nhà,
Bát cơm manh áo, mẹ già ai nuôi.
 
Ba mươi súc miệng ăn chay,
Sáng ngày mồng một dựng cây trúc dài.
Lâm râm khấn vái Phật, Trời,
Biết đâu có nắng mà phơi quần hồng!
Ai ơi, hãy hoãn lấy chồng,
Để cho trai gái dốc lòng đi tu.
Chùa này chẳng có Bụt ru?
Mà đem chuông khánh treo chùa Hồ Sen?
Thấy cô yếm đỏ răng đen,
Na mô di Phật lại quên mất chùa.
Áo sồng gậy trúc nhởn nhơ,
Tràng hạt đeo cổ lồng lờ quàng vai.
Kêu van quá đứa ăn mày,
Tu hành hồ dễ mấy người trực tâm.

Tu hành mà còn vướng bận những bổn phận trần thế và tâm không chính (“trực tâm”) là đã khó, lại còn có những cám dỗ bất thường, nhưng lại xảy ra thường xuyên.

     a. Cám dỗ của ngoại giới
Ba cô đội gạo lên chùa,
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư.
Sư về, sư ốm tương tư,
Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu.
Ai làm cho dạ sư sầu,
Cho ruột sư héo như bầu đứt dây.
 
Trai tân đang đứng đang  chờ,
Ai bưng mắt em lại, em lại vơ cha dòng.
Cha dòng áo rách em thương,
Trai tân quần lượt, áo lương không dùng.
 
Trên chùa có tiểu mười ba,
Sư ông mười bốn, vãi bà mười lăm.
Muốn cho một tháng đôi rằm,
Trước là lễ Phật, sau thăm vãi già.
Cảnh sơn trang, cây cao bóng mát,
Quế nhang đưa ngào ngạt mỗi thơm cay.
Mỗi vẻ mỗi hay,
Kìa ông trăng tán, kìa mây phủ màn,
Khách qua đàng đưa tay dan díu.
Cống xang hồ cống líu xừ xang,
Có yêu tôi mới thỉnh người,
Lược cài, trâm dắt tựa người tiên cung.
Nhởn nhơ khóm trúc non bồng,
Miệng cười huê nở trong lòng vui thay.
Ông trăng u ám về mây,
Nàng Ba say đắm về thầy Huyền Quang.
 
Cảnh chiền lắm kẻ thanh tân,
Sao cô nhan sắc mười phân vẹn mười.
Na mô Phật độ chúng tôi,
Khiến cho anh được vào chơi thiền già.
Em là con gái phú Từ
Lộn chồng trả của,theo sư chùa Viềng.
Đói thì thịt chó nấu riềng,
Bám rau mảnh bát lấy tiền nộp cheo.
Dù còn thiếu thốn bao nhiêu,
Xin làng đừng có cắm nêu trong chùa.
 
Thầy thiếp là thầy thiếp ơi,
Nay chuông mai trống cho tôi động lòng.
Bốn con tôi bỏ cho chồng,
Tôi theo thầy thiếp, cực lòng tôi thay.
Bà già tuổi tám mươi hai,
Nằm trong quan tài hát ghẹo ông sư. Không những cám dỗ của ngoại giới làm cho công việc tu hành trở nên khó khăn mà ngay cả tâm hồn của nhiều nhà tu hành vẫn còn bị vẩn đục bởi tham, sân, si, ái, ố, dục; nhất là vấn đề tham ăn uống và ham mê sắc dục.
     b. Tham ăn uống và ham mê sắc dục
Mồm thì niệm Phật nam mô,
Miệng thì rượu thịt lu bù sớm hôm.
 
Sư tu đâu, tiểu tôi tu đấy,
Oản với chuối ta cùng ăn chung.
Rục tùng xoè, ta rung não bạt,
Dốc một lòng thế phát đi tu.
Quy Phật, quy pháp, quy tăng,
Ôn sư, bà vãi bẻ măng xào gà.
 
Đi tu Phật bắt ăn chay,
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không.
Na mô một bồ dao găm,
Một trăm con chó, một lọ mắm tôm.
Một ôm rau húng, một thúng rau răm.
 
Người ta đi giáo tiền, giáo gạo,
Tiểu tôi đi giáo áo, giáo nồi.
Nhà nào công đức thì thôi,
Nhà nào đi vắng, tiểu tôi giáo bò…
Na mô một bồ dao găm,
Một trăm giáo mác,
Một vác dao bầu,
Một xâu thịt chó… 
 
Tiểu tôi, tiểu kính tiểu hiền,
Bao nhiêu chùa chiền tiểu đốt tiểu đi.
Thịt chó, tiểu đánh tì tì,
Bao nhiêu chỗ lội tiểu thì cắm chông.
Nam mô xứ Bắc, xứ Đông,
Con gái chưa chồng thì lấy tiểu tôi.
 
Muốn ăn đậu phụ tương Tàu,
Mài dao, đánh kéo gọt đầu đi tu.
Mồm thì tụng niệm Nam mô,
Miệng thì rượu thịt, lu bù sớm hôm.
Nam mô đức Phật Quan Âm,
Bao nhiều vãi mầm thì lấy tiểu tôi.
Sư đang tụng niệm Na mô,
Thấy cô cắp giỏ mò cua bên hồ.
Lòng sư luống những mơ hồ,
Bỏ kinh, bỏ kệ, tìm cô hỏi chào.
Ai ngờ cô đi đàng nào,
Tay lần tràng hạt ra vào băn khoăn.
 
Sư đang tụng niệm Nam mô,
Thấy cô cắp giỏ mò cua bên chùa.
Lòng sư luống những mơ hồ,
Bỏ kinh bỏ kệ, tìm cô hỏi chào.
Ai ngờ cô đi đàng nào,
Tay lần tràng hạt, ra vào ngẩn ngơ.
Tụng kinh dạ tưởng rì rầm,
Gái tơ, vãi trẻ mắt nhằm bôn ba.
Hôn nay mười bốn mai rằm,
Ai muốn ăn oản thì nằm với sư.
 
Na mô đức Phật Quan Âm,
Bao nhiêu vãi mầm thì lấy tiểu tôi.
 
Na mô bồ tát bồ hòn,
Ông sư bà vãi cuộn tròn lấy nhau.
Cái dùi sơn son,
Cái mõ sơn son,
Ông sư bà vãi có con rõ ràng.
 
Cái trống sắc đỏ, cái mõ sơn son,
Ồng sư chùa Quốc có con rõ ràng.
 
Số tôi quyết chí tu hành,
Từ ngày bác mẹ bẩm sinh lọt lòng.
Ăn chay nằm mộng long đong,
Chín chùa tôi chẳng bỏ không chùa nào.
Biết rằng duyên số làm sao,
Bao nhiêu gái đẹp thì vào tay tôi.
Chín chùa tu thế cả mười,
Đúc chuông, tô tượng xong rồi lại đi.
Tôi nay tính khí cũng kỳ,
Tuần rằm, mồng một tôi thì bỏ quên.
Đêm nằm tưởng gái nằm bên.Tệ hơn nữa, một số nhà tu hành chỉ lợi dụng chùa chiền để buôn bán làm lợi cho chính bản thân.
     c. Nhiều nhà tu hành chỉ là những con buôn
 
Đi tu nõ thấy ở chùa,
Nương theo bóng Phật, bán mua phàm trần.
Ai mua tiu cảnh thì mua,
Thanh la não bạt, thầy chùa bán cho.
Hộ pháp thì một quan ba,
Long thần chín rưỡi, Thích Ca ba tiền.
Còn hai mụ Thiện hai bên,
Ai mua bán nốt lấy tiền nộp cheo.
Lệ làng thiếu thốn bao nhiêu,
Đẵn cây tre mộc cắm nêu sân chùa.

Không những không xa lánh được ngũ giới, các nhà tu hành còn có những hành động làm mất đi sự tin tưởng của quần chúng.

     d. Hành vi của những nhà tu hành đã đánh sự mất tin tưởng của quần chúngCó người rủ thiếp đi tu,
Thiếp rằng thiếp sợ lũ sư nó tồi.
Con chim ăn quả bồ nu,
Ai làm nên nỗi thầy tu đeo xiềng.
Thầy tu ăn nói cà riềng,
Em thưa quan cả đóng xiềng thầy tu.Ông sư làm hư bà vãi.
Hỡi ơi! Chú tiểu trên chùa,
Chú tu sao chú bỏ bùa cho tôi.
 
Ai về nhắn nhủ ông sư,
Đừng nhang khói nữa mà hư mất đời.
 
Quy Phật, quy pháp, quy tăng,
Ông sư bà vãi bẻ măng, xáo gà
 
Thầy chùa đi lùa bánh cúng,
Vợ ở nhà xách thúng chạy theo.
 
Đi tu Phật bắt ăn chay,
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không.
 
Nam mô Bồ Tát bồ hòn,
Ông sư bài vãi cuộn tròn lấy nhau.
 
Tu đâu không thấy tu chùa,
Hay là tu hú, mỗi mùa mỗi tu.
Con ai đem bỏ chùa này,
Nam Vô Di Phật, con thầy thầy nuôi.
Vợ sư sắm sửa cho sư,
Áo đen tràng hạt, mũ lư tày giành.
Để sư sướng kiếp bành bành… 
Chắp tay vái lạy thiền già,
Hỏi rằng sư cụ có nhà hay không.
Sự cụ có muốn lấy chồng,
Xin sư hãy thoát khỏi vòng trần duyên.
Tụng kinh dạ tưởng rì rầm,
Gái tơ, vãi trẻ mắt nhằm bốn ba.
Mò đi giả cách lờ đờ,
Nhác trông thấy gái thời như chuột ngày.
Vào chùa xem tượng mới tô,
Xem chuông mới đúc, xem cô lộn chồng.
Cô lộn chồng, cô tu đã vậy,
Mẹ cha già trông cậy vào đâu?
Cô ơi giữ lấy cảnh mầu.
Vào chùa xem tượng mới tô,
Xem chuông mới đúc, xem cô lộn chồng.
Lộn chồng có lấy anh không?
Để anh mua cốm, mua hồng đến cheo.
 
Vào chùa xem tượng mới tô,
Xem chuông mới đúc, xem cô lộn chồng.
Lộn chồng, có lấy anh không?
Lộn chồng trả của lấy ông sư liền.
Muốn ăn thịt chó nấu riềng,
Hái rau mảnh bán, lấy tiền nộp cheo.
Lệ làng thiếu thốn bao nhiêu,
Chém cây tre gộc mà nêu ruộng chùa.
 
Tiểu tôi tu chùa Thái Sơn,
Hai mươi một tuổi sinh con đầu lòng.
Trống chùa mất mặt còn tang,
Ông sư mất vợ còn đang đi tìm.
 
Mô Phật, mô pháp, mô tăng,
Ông sư bà vãi bẻ măng xào cò.
 
Một tay gõ mõ, gõ chuông,
Một tay bóp vú cô nàng nghe kinh.
 
Yên thân làm sãi giữ chùa,
Tụng kinh niệm Phật, oản thừa sãi xơi.
Bụt lành đừng hạ xuống chơi,
Chùa không có Bụt, sãi thời cũng đi.
Muốn ăn đậu phụ tương Tàu,
Mài dao, mài kéo, gọt đầu đi tu.
Mồm thì tụng niệm nam mô,
Miệng thì rượu thịt lu bù sớm hôm.
Hay gì sãi vãi ở chùa,
Một gian cửa cấm bốn mùa lạnh tanh.
Gần chùa gọi Bụt bằng anh,
Thấy Bụt hiền lành, bế Bụt đi chơi. Người bình dân còn có những nhận xét về hành vi ham mê ăn uống và sự luông tuồng trai gái của các thầy tụng và các nhà đồng bóng.Châm biếm các thầy tụng, các nhà đồng bóngHuých phà! Ba cái đầu gà thầy xơi hết!
 
Chập chập thôi lại cheng cheng,
Con gà trống thiến để riêng cho thầy.
Đơm xôi thì đơm cho đầy,
Đơm mà vơi đĩa thì thầy không ưa.
 
Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ,
Mồm thì lẫm bẫm, tay sờ đĩa xôi.
 
Đầu trọc lông lốc bình đào,
Nhà ai có cỗ thì vào gặm xương.
Thầy dốt mà đọc canh [kinh] khôn,
Đến khi đọc dồn: ý ả ỳ a…
Cốc cốc, lai lai!
Thịt gà xé hai.
Thầy làm miếng một.
Cơm mà sốt sốt,
Thầy mần tám lưng.
Con mắt trập trừng,
Thầy vơ cả đĩa.
 
Thầy vãi thầy sai,
Nồi hai cơm nếp,
Thầy ngồi đánh hết,
Đạo tràng ngồi trông,
Tín chủ ngồi đồng,
Xin thầy miếng cháy.
Đom đóm bay qua
Thầy tưởng là ma
Thầy ù té chạy
Ba thằng vác gậy
Đi đón thầy về
Bắt con lợn sề
Cho thầy chọc tiết
Bắt con cá diếc
Cho thầy bóc mang
Bắt con tôm càng
Cho thầy bóc vỏ
Lấy đôi đũa đỏ
Cho thầy gài lưng
Bóc đồng bánh chưng
Cho thầy chấm mật.
 
Khăn chầu, áo ngự xênh xang,
Lẳng lơ mấy khúc tình tang tang tình.
Nhác trông lên thấy bóng cô mình,
Múa may nhảy nhót, rập rình với chú cung văn. Lý do tồn tại của các thầy tụng và các nhà đồng bóng là vì dân chúng có những mê tín dị đoan. Thực ra, không phải chỉ trong những xã hội chưa được kỹ nghệ hoá mới có mê tín dị đoan. Ngay cả trong những xã hội đã được kỹ nghệ hoá lâu đời và đã đạt được những tiến bộ kỹ thuật tân tiến vượt bực vẫn có những thành phần mê tín dị đoan. Lý do cắt nghĩa hiện tượng này có thể là vì những người này đã gặp những trường hợp mà khoa học không hoặc chưa cắt nghĩa được như những trường hợp “cõi sống sau khi chết” (life after death), hay là họ bị rơi vào những trường hợp mà tâm lý học cắt nghĩa bằng hiện tượng “điều kiện hoá mê tín” (supertitious conditioning). Một thí dụ đơn giản là có người vừa đeo chiếc đồng hồ mới thì được trúng số ngay. Thế là anh ta nghĩ chiếc đồng hồ đó sẽ luôn luôn đem lại hanh thông cho suốt cuộc đời mình. Trong đời sống hằng ngày của người Việt cũng có nhiều niềm tin như thế.
Tin dị đoanMồng năm, mười bốn, hăm ba,
Cứ ba ngày ấy, đừng đi ra đường. Chó lê trôn, nhà phát tài; chuột cống rúc, nhà có việc.Chuột cù rúc, nhà phát tài; chuột cống rúc, nhà có việc.Con gái giống cha, giàu ba đụn.Con gái giống cha, giàu ba họ.Cưới vợ, kiêng tuổi đàn bà; làm nhà, kiêng tuổi đàn ông.Dù ai buôn bán trăm nghề; chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba.Được bạc thì sang, được vàng thì độc.Gà dài, chó ngắn; may mắn tới nơi.Máy mắt, ăn xôi; máy môi, ăn thịt; máy đít, phải đòn.Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu.Mồ mả làm khá người ta.Mồng năm, mười bốn, hăm ba,
Đi chơi cũng thiệt, huống là đi buôn.
 
Mồng năm, mười bốn, hăm ba,
Dù ai buôn bán cũng là về không.
 
Mồng năm, mười bốn, hăm ba
Là ngày nguyệt kỵ, chớ ra xuất hành.
 
Mồng năm, mười bốn, hăm ba,
Lấy vợ thì tránh, làm nhà thì kiêng.Nốt ruồi bàn tay, ăn vay suốt đời.Nốt ruồi ở cổ, có lỗ tiền chôn.Nốt ruồi ở tay, ăn vay suốt đời.Trâu trắng đi đến đâu, mất mùa đến đấy.Trăng tròn, thiên hạ lệch; trăng chếch, thiên hạ bình yên.Xây mặt hướng đông, cái lông không còn.Những trường hợp liệt kê trên đây không có một nền tảng khoa học hay căn bản luận lý hình thức nào cho phép khẳng định là những hiện tượng đó có thực. Tuy nhiên, có lẽ một số người không ít đã gặp những hoàn cảnh giống như mô tả và đã tin, vì bị “điều kiện hoá mê tín”. Do đó, những câu ca dao tục ngữ này đã biến thành niềm tin của đại chúng. Và niềm tin này nẩy sinh ra tình trạng có những người theo cơ hội chủ nghĩa, đã khuếch đại niềm tin đó để khai thác lợi lộc cho bản thân. Đó là những thầy bói, thầy cúng, thầy đồng, thầy địa lý, v.v…

Thực ra, trong thực tế, người bình dân không mê tín dị đoan, trừ phi những khi xảy ra chuyện gì không may thì họ hay trích dẫn những câu thích hợp để xoa dịu phần nào cái thiếu may mắn của họ mà thôi. Cũng giống như người Mỹ hay nói, “Chuyện gì có thể xảy ra xui xẻo thì sẽ xảy ra xui xẻo” (Murphy’s law: “Anything that can go wrong will go wrong”) thì người Việt có câu tương tự, “Hoạ vô đơn chí, phước bất trùng lai.”

Vì thái độ không mê tin dị đoan đó, người bình dân rất ghét những loại người như thầy bói, thầy cúng, thầy đồng, thầy địa lý chỉ tìm cách bóc lột tiền bạc của người dân. Dân chúng thường châm biếm họ một cách hết sức tàn tệ.Bài bác mê tín, dị đoan Phù thuỷ, thầy bói, lái trâu,
Nghe ba anh ấy, đầu lâu không còn.
Thầy bói, thầy số, thầy đồng,
Nghe ba thầy ấy, cái lông không còn.
Thầy bói, thầy cúng, thầy đồng,
Nghe ba thầy ấy, cái lông không còn.Thầy bói nói dựa.Thầy số đoán mù, thầy bói nói dựa
 
Bói cho một quẻ trong nhà,
Con heo bốn cẳng, con gà hai chân.
Bói cho một quẻ trong nhà,
Vợ chú đàn bà, không phải đàn ông.
Nếu mà long hổ có tay
Thì thầy địa lý có ngày mất răng.
Hòn đất mà biết nói năng,
Thì thầy địa lý hàm răng không còn.
Nếu mà lòng đất có tay,
Thì thầy địa lý có ngày mất răng.
 
Phận số lao đao, phải sao chịu vậy,
Tới số ăn mày, bị gậy phải mang.
Ốm đau chạy chữa thuốc thang,
Đừng đi coi bói, mua vàng cúng ma.
 
Bà già đi chợ cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng được không.
Ông thầy gieo quẻ nói rằng,
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
Mả người thấy táng hàm rồng,
Mả thầy mẹ để ngoài đồng quạnh hiu.
Hỏi thầy, thầy nói đủ điều,
Ngày lành tháng tốt, thầy kều chửa ra.
Mả cha thầy táng hàm rồng,
Cái ngày mả phát thầy trông đã dài.
Bĩ cực thì tới thái lai,
Riêng thầy lận đận, lại ra đói nghèo.
Phận thầy ắt gặp “cái eo”.
Số thầy là số lôi thôi,
Quanh năm chỉ những chùi nồi cả năm.
Số thầy là số lôi thôi,
Quanh năm lận đận, cạy nồi vét soong.
Số thầy là số long đong,
Quanh năm thầy chỉ đoán non, đoán già.
Tiền buộc dải yếm bo bo,
Trao cho thầy bói, đâm lo vào mình.
Tay cầm tiền quý bo bo,
Đưa cho thầy bói thêm lo vào mình.
Thừa tiền thì đem mà cho,
Đừng có xem bói thêm lo vào mình.
Tử vi xem số cho người,
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.
Kìa sao Vua, giăng giăng một khóm,
Nọ ba đốm tỏ rạng, đó là sao Cày.
Sao tuy sáng, nhưng không soi thấu tấm lòng này,
Lòng qua thương bạn tràn đầy chẳng lưng.
_Vẻ Ngân Hà dọi khơi mặt nước,
Biết em đặng hữu phước hay phải chịu vô phần.
Gặp mặt nhau đây nguyện ước Châu Trần,
Nhưng mà em e tuổi hợi tuổi dần khắc xung.
_Dầu cho tuổi khắc xung hay là mạng xung khắc,
Đôi ta chớ kể, miễn là nắm chặt dải đồng tâm.
_Giáp, Ất, Bính là tam bất hạp,
Dần, Thân , Tị, Hợi là tứ hành xung.
Xin anh hãy xét cho cùng,
Đính hôn mai mối, em sợ trùng không nên.
_Cọp mà vật mấy anh thầy địa,
Yêu mà nhai mấy chú chọn ngày.
Trớ trêu họ khéo đặt lời,
Mình cứ thương cho hết dạ, dẫu Trời cũng phải nghe.
 
Nực cười thầy bói trèo cau,
Buồng thì không bẻ, bẻ tàu mà quơ.
Số cô không giàu thì nghèo,
Trong ba ngày Tết có thịt treo trong nhà.
Số cô có mẹ có cha,
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.
Bố cô xứ Bắc, mẹ cô xứ Đoài,
Lỡ phương lạc loài nên mới lấy nhau.
Thầy bói lại cãi chủ nhà,
Đàn ông lại cãi đàn bà nấu ăn.Chưa học đui đã đòi bói ra sự.Đừng có xem bói thêm lo vào mình.Nghe thầy bói, đói rã họng.No ăn thì đắt bói, đói ăn thì đắt khoai.Phe phẩy như bà cốt gọi hồn.
Nhất hào,
Nhị hào, tam hào…
Chó chạy bờ ao,
Chuột chạy bờ rào,
Quẻ này nói động,
Nhà này có quái,
Trong nhà có con chó đực
Cắn ra đàng mồm.
Nhà này có con chó đen,
Người lạ nó cắn,
Người quen nó mừng.
Nhà bà có cái cối xay,
Bốn chân xuống đất,
Ngõng ngay lên trời.Một niềm tin khác mang tính siêu hình. Đó là niềm tin vào định mệnh. Dĩ nhiên là người bình dân không có một nền tảng lý luận hay kiến thức khoa học nào để minh chứng định mệnh là một thực tại. Những ý kiến của họ chỉ phản ánh sự quan sát những hiện tượng mắt thấy tai nghe những hoàn cảnh trong đời sống hằng ngày kết hợp lại thành niềm tin. Tin vào định mệnh là một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội Việt Nam. Một số Nho sĩ cũng tin vào định mệnh. Nhưng cũng không có ai cắt nghĩa lý do tại sao lại có định mệnh.Tin vào định mệnhKhông chỉ những người bình dân, mà ngay những Nho sĩ lừng danh như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du cũng tin vào định mệnh.
Sang cùng khó bởi chưng Trời,
Lăn lóc làm chi cho nhọc hơi.(Nguyễn Trãi, Quốc Âm Thi Tập)
Được thua phú quý dẫu Thiên mệnh,
Chen chóc làm chi cho nhọc nhằn.(Nguyễn Trãi, Quốc Âm Thi Tập)Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau. (Nguyễn Du, Kiều)Trong giới bình dân thì hình như ai cũng tin vào định mệnh mà từ ngữ thông thường gọi là “có số”. Quan niệm con người “có số” có thể được phân chia thành những tiểu mục như sau: a. Tổng quát, b. Giàu Nghèo, c. Duyên Phận, d. Sống Chết, e. Sự khôn ngoan và định mệnh, f. Nỗ lực của con người trước định mệnh, g. Chấp nhận số phận, h. Tự lực cánh sinh và định mệnh.     a. Tổng quátAi chọn cửa mà chui ra.Người nào chẳng có sốNgẫm hay muôn sự tại Trời.Trời đã cho thì mới được.Ăn thua nhau cái số.Chạy chẳng khỏi Trời.Phi vận bất đạt.Vô vận bất năng tự đạt.Người dù muốn quyết, Trời nào có cho.Quyền hoạ phúc, Trời tranh mất cả.Chạy Trời không khỏi nắng.Trăm đường tránh chẳng khỏi số.Trăm đường chạy chẳng khỏi số.May gặp duyên, chẳng may gặp nợ.Lệnh nhà Chúa, búa nhà Trời.
Dụng tửu binh giải phá thành sầu,
Nên hư tại vận, ai cầu của ai.Ngoài những quan sát tổng quát như thế, người bình dân đặc biệt chú trọng vào số mạng trong lãnh vực của cải, giàu sang; tình duyên; và sự sống, chết.
     b. Giàu Nghèo
 
Thắp đuốc tìm giàu, giàu chẳng thấy,
Cầm gươm chép khó, khó theo sau.Giàu có số, nghèo cũng có số.Giàu tại phận, khó tại duyên.Khó chẳng tha, giàu ra có phận.Giàu nghèo số Trời đã định.Tốt số còn hơn lấy vợ giàu.Tốt số hơn bố giàu.Giàu tại phận, trắng tại da.Khó giàu muôn sự tại Trời,
Nhân sinh ai cũng kiếp người mà thôi.
 
Số giàu đem đến dững dưng,
Lọ là con mắt tráo trưng mới giàu.Số giàu, lại giàu thêm.Số giàu làm ăn gặp dịp.Làm giàu có số, ăn cỗ có phần.
Số giàu lấy khó cũng giàu,
Số nghèo chín đụn, mười trâu cũng nghèo.
Cơn nên phung phí cũng nên,
Khi suy dẫu khéo giữ gìn cũng suy.
Khi nên vung phá cũng nên,
Khi suy dù khéo giữ gìn cũng suy.Phú quý các hữu định phận.Người sang tại phận.
Giàu từ trong trứng giàu ra,
Khó từ ngã bảy ngã ba khó về.
Số giàu trồng lau ra mía,
số khó trồng củ tía ra củ nâu.
Đã giàu thì lại giàu thêm,
Đã khó lại khó cả đêm lẫn ngày.
Số giàu lấy khó cũng giàu,
Số nghèo, chín đụn mười trâu cũng nghèo.
Phải duyên, phải kiếp thì theo,
Lấy nhau chớ quản khó nghèo làm chi.
Số giàu lấy đói cũng giàu,
Số nghèo chín đụn mười trâu cũng nghèo.
Phải duyên, phải kiếp thì theo,
Khuyên em đừng nghĩ đói nghèo làm chi.
Trăm năm hội ngộ tình cờ,
Đàn cầm anh gảy, câu thơ anh đề.
Muốn cho thuận nẻo đi về,
Anh sang làm rể, em về làm dâu.
Số giàu lấy khó cũng giàu,
Số nghèo, chín đụn mười trâu cũng nghèo.
Chẳng qua cái số muộn màng,
Buôn trầu gặp nắng, buôn đàng [đường] gặp mưa.Tiền phú hậu bần, làm giàu có số, tiền bần hậu phú.
Con vua thì lại làm vua,
Con nhà kẻ khó bắt cua tối ngày.Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên.Vinh hoa có lúc, phong trần có khi.Vận nghèo đi tới chỗ mô cũng nghèo.
Cây khô xuống nước cũng khô,
Phận nghèo đi tới chỗ mô cũng nghèo.Trong lãnh vực tình yêu người bình dân thường được tự do luyến ái nhiều hơn là trai gái thuộc những gia đình giàu có hay Nho học thường đòi hỏi “môn đăng hộ đối”. Tuy nhiên, sự tự do này bị giới hạn bởi niềm tin vào định mệnh mà người bình dân gọi là “duyên số”. Quan sát chung cho thấy là quan niệm này cũng có ảnh hưởng mạnh trong giới giàu có và Nho học.

Và chính vì niềm tin này mà trong liên hệ lứa đôi, người bình dân thường không xem trọng tiêu chuẩn giàu có, sang hèn vì sự kết nối giữa người con trai và người con gái được quyết định bởi ông Trời. Vì vậy muốn lấy vợ hay chồng giàu sang mà Trời không định thì cũng không thành.

Nhưng nếu ta thử dùng căn bản luận lý để cắt nghĩa ý niệm “duyên số” ở đây qua cách phát biểu các câu ca dao thì hình như “duyên số”, trong thực tế, chỉ là “hợp nhau”, rồi “yêu nhau”; và “trái duyên, trái kiếp” là “không hợp nhau” nên “khó yêu” mà thôi. Nhưng hẳn là sự “hợp nhau” đó, theo quan điểm của người bình dân, cũng là do Trời định. Thực ra, trong bất cứ xã hội nào, người ta cũng chưa thấy ai phân tách một cách khoa học những yếu tố nào nơi tha nhân đã lôi cuốn mình vào con đường tình yêu. Do đó, “duyên số” hay “duyên phận”, như là định mệnh theo quan điểm của người bình dân, vẫn là một chủ đề ít ai phủ nhận.     c. Duyên PhậnDuyên ai phận nấy.Có duyên xa mấy cũng mê,
Vô duyên, ăn ở cận kề cũng không.
 
Có tình đứng ngái [xa] cũng mê,
Không tình đứng cận, ngồi kề cũng dư.
 
Phải duyên nó dính như keo,
Trái duyên, trái kiếp như kèo đục vênh.Trái duyên, trái kiếp, như kèo đục vênh.
 
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ,
Vô duyên đối diện bất tương phùng.Hữu duyên thiên lý ngộ.
Chốn ước mơ lất lơ mà hỏng,
Nơi tình cờ lại đóng nhân duyên.
 
Bướm bay nửa biển bướm ngừng,
Căn duyên Trời định, nửa chừng mà thôi.
 
Gai trong bụi, ai vót mà nhọn,
Đạo vợ chồng, ai chọn mà cân.
Trên Trời đã định xây vần,
Xây cho gấp gấp trong lần năm nay.
Sóng bên doi, bỏ vòi qua vịnh,
Anh với nàng, Trời định đã lâu.
Dụng tửu binh giả phá thành sầu,
Nên hư tại vận, anh không cầu, không tham.
Căn duyên gặp gỡ giữa trời,
Ông tơ dìu dắt, ông Trời khiến nên.
 
Chồng gì anh, vợ gì tôi,
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây.
Mỗi người một nợ cầm tay,
Đời xưa nợ vợ, đời nay nợ chồng.
Giàu giữa làng, trái duyên khôn ép,
Khó nước người, phải kiếp tìm đi.
Tiền trăm, bạc chục kể chi…Phải duyên thì lấy, tơ hồng nào xe.Nhất duyên, nhì phận, tam phong thổ.Lấy nhau chớ quản khó nghèo làm chi.Duyên Trời chẳng trước thì sau, vội gì!
Phải duyên, phải kiếp thì theo,
Chỉ điều ai khéo vấn vương,
Mỗi người một xứ mà thương nhau đời.
Chữ tình ai bứt cho rời,
Tơ hồng đã định, đổi giời đặng đâu.
 
Chẳng ham nhà ngói, bức bàn,
Trái duyên, coi bằng một gian chuồng gà.
Ba gian nhà rạ loà xoà,
Phải duyên, coi tựa chín toà nhà lim.
 
Nhờ ơn cô bác giúp lời,
Chị em giúp của, ông Trời định đôi.
 
Nghĩ xa rồi lại nghĩ gần,
Làm thân con nhện, mấy lần vương tơ.
Chắc đâu trong đục mà chờ,
Hoa thơm mất tuyết, nương nhờ vào đâu.
Số giàu lấy khó cũng giàu,
Số nghèo, chín đụn mười trâu cũng nghèo.
Phải duyên, phải kiếp thì theo,
Thân em có quản khó nghèo làm chi!
Chữ nhân là chữ nhất thì,
Giàu ăn khó chịu, lo gì mà lo.
 
Đôi ta duyên nợ không thành,
Cũng do Nguyệt lão chỉ mành xe lơi
Quan sát của người bình dân cho phép họ có nhận định là sự sống chết cũng là do định mệnh, nghĩa là cũng do Trời định. Dù con người muốn sống mà định mệnh bắt phải chết thì cũng không sống được. Ngược lại, con người muốn chết mà Trời chưa cho phép chết thì cũng chưa thể chết.
     d. Sống chếtSố sống, vứt bờ tre cũng sống.Số sống gặp thầy hay.Sống chết có số.Số chết, đút trong ống cũng chết.Số chết, rúc trong ống cũng chết.Sống chết có số, giàu sang do Trời.Xấu số thiệt phận.Tử sanh hữu mạng.Chết phải có số.Hùm tha có số.Rắn cắn có ma, hùm tha có số.Chữa được bệnh, không ai chữa được mệnh.Giữ được bệnh, không ai giữ được mệnh.
Y bệnh, bất y mệnh.Cứu căn, không ai cứu được số.Người ta cũng thường tin là người tài giỏi, thông minh, khôn ngoan thì phải thành công trong cuộc đời. Nhưng theo quan sát của người bình dân — mặc dù họ không phủ nhận yếu tố khôn ngoan, thông minh có thể đem đến thành công – nếu không tốt số hay vận mạng không tốt thì sự khôn ngoan cũng không giúp người ta thành công được. Thông thường thì những người khôn ngoan, thông minh, tài giỏi thành công trong cuộc đời. Tuy nhiên, người ta cũng thấy không ít người thông minh, tài giỏi hơn những người thành công trong lãnh vực của cải, giàu sang hay địa vị xã hội, nhưng những người tài giỏi này vẫn không thành đạt được như người ta thường nghĩ. Phải chăng quan sát của người bình dân là để cắt nghĩa những trường hợp này?     e. Sự khôn ngoan và số phậnTốt số hơn khôn.May hơn khôn.Chẻ vỏ vẫn thua vận đỏ.Khôn chẻ vỏ không bằng vận đỏ.Ông Thần đi khỏi, ông giỏi cũng hư.Khôn cũng chẳng lại với Trời.Khôn không được với Trời.Ông thời đi khỏi, ông giỏi bó tay.Sắc như mác cũng thua người vận đỏ.Bởi vì người bình dân tin là giàu nghèo, sang hèn, duyên phận, sống chết đều do Trời quyết định. Vậy thì nỗ lực làm ăn, sinh sống hằng ngày của con người, trên bình diện lý luận, là một việc làm vô ích và hoàn toàn mâu thuẫn với quan niệm định mệnh. Tranh đua cho bằng người khác là một việc làm vô ích, không có ý nghĩa.
     f. Định mệnh và nỗ lực của con ngườiTốt số bằng bố hay làm.Tốt số hơn cố làm.Trời cho hơn lo làm.Bôn ba chẳng qua số phận.Bơ bải không bằng phải thì.Bôn ba chẳng qua thời vận.Số khó làm chẳng nên giàu.
Số khó làm chẳng nên giàu.
Bắt ốc, nước lớn; hái rau, lở bờ.Số không giàu làm đau xương hoóc.
 
Số khó làm chẳng nên giàu,
Thức khuya dậy sớm cho đau xương sườn.
Số nghèo làm chẳng nên giàu,
Thức khuya, dậy sớm cho đau xương sườn.
Sang cùng khó bởi chung Trời,
Lăn lóc làm chi cho nhọc hơi. (Nguyễn Trãi, Quốc Âm Thi Tập)
Được thua phú quý dẫu Thiên mệnh,
Chen chóc làm chi cho nhọc nhằn. (Nguyễn Trãi, Quốc Âm Thi Tập)Ông Trời tạo dựng nên con người với bao nhiêu là khác biệt: khác biệt về giàu sang; khác biệt về sắc diện, kẻ đẹp người xấu, kẻ cao người thấp, kẻ to lớn người bé nhỏ; khác biệt về chức năng xã hội, người làm vua kẻ làm dân; khác biệt về trí thông minh và tài năng; khác biệt về cảm tính, người nhiều xúc động kẻ thiên về lý luận, v.v…Đòi san bằng những khác biệt này là một sự điên cuồng. Người bình dân Việt Nam chấp nhận những khác biệt thiên nhiên này và vui sống với những gì mình có.    g. Chấp nhận và vui với số phậnKình nghê vui thú kình nghê,
Tép tôm thì lại vui bề tép tôm.Số phận lao đao, phải sao chịu vậy.
Lận đận, lao đao; phải sao chịu vậy,
Tới số ăn mày, bị gậy phải mang.
 
Chữ rằng thất cố thế gia,
Số sao chịu vậy, cũ người ta mới mình.Lận đận, lao đao; phải sao chịu vậy.
 
Sinh không, tử lại hoàn không,
Khó ta, ta chịu, đừng mong giàu người.Tuy nhiên, nếu chúng ta phân tích kỹ tục ngữ, ca dao thì chúng ta sẽ thấy là mặc dù người bình dân tin vào số mệnh và vui vẻ chấp nhận những khác biệt, nhưng họ cũng tin là con người vẫn phải nỗ lực làm ăn. Nỗ lực này không phải để ganh đua cho bằng người khác hay hơn người khác mà là để hoàn thành thân phận của mình. Và trong tiến trình hoàn thành thân phận này, con người vẫn có thể thay đổi được vận mạng. Người ta thấy hiện tượng thay đổi vận mạng qua những quan sát sau đây:Xưa nay nhân định thắng Thiên cũng nhiều. Đức năng thắng số.Biếng nhác, không làm việc là đi ngược với Thiên định vì không hoàn thành thân phận của mình.Có một câu chuyện mà tác giả tiểu luận này không tìm thấy trong các sách truyện cổ tích nhưng đã từng được truyền miệng khá phổ biến trong dân chúng. Đó là câu chuyện một con mèo đen, mũi có một đốm trắng như hạt gạo. Mèo đen này là hoá kiếp của một người mà vận mạng lẽ ra rất giàu có. Nhưng anh ta rất lười biếng, lười biếng đến độ không hề quét dọn chỗ mình nằm cho sạch. Nếu anh ta chịu khó quét thì đã tìm thấy một bao vàng lớn đặt sẵn dưới gầm giường cho anh ta để hưởng một cuộc đời sung sướng thay vì phải chịu thân phận một kẻ ăn mày. Người ăn mày này chết xuống âm phủ, Diêm vương lấy làm lạ là không hiểu tại sao mạng anh ta là mạng đế vương mà sao lại chết xuống âm phủ như một kẻ ăn mày. Diêm vương bèn xử là sẽ cho anh ta đầu thai lại và hỏi anh ta muốn thành kiếp người như thế nào. Anh ta trả lời là chỉ xin làm kiếp một con mèo đen có một đốm trắng giống như hạt gạo ở đầu mũi. Diêm vương hỏi tại sao thì anh ta trả lời là mèo đen trong đêm tối chuột sẽ không thấy mà chỉ thấy hạt gạo nên anh chỉ cần nằm nghỉ ngơi thoải mái và đợi chuột đến là có ăn ngay.Định mệnh là chuyện của Trời; chuyện của người, người vẫn phải làm.     h. Tư lực cánh sinh trước định mệnhViệc Trời, Trời làm; việc mình, mình làm.Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên.Tính việc là do người, việc thành hay không là do Trời định.Hay làm thì no, Trời cho mới giàu.Đại phú do Thiên, tiểu phú do cần.Trời nào có phụ ai đâu, hay làm thì giàu, có chí thì nên.Nhà giàu tham việc, thất nghiệp tham ăn.Khi nên, Trời cũng chiều người.Khi nên, Trời giúp công cho.Khi nên trời giúp công cho,
Làm trai năm liệu, bảy lo mấy hào.Trời sinh, trời chẳng phụ nào,
Phong vân gặp hội, anh hùng ra tay,
 
Trời cao bể rộng bao la,
Việc gì mà chẳng phải là may ta.
Trong việc nhà, ngoài thì việc nước,
Giữ làm sao sau trước vẹn tuyền.
Lọ là cầu Phật, cầu Tiên.Mới nhìn qua quan điểm định mệnh, người ta có thể nghĩ ngay là người Việt trực giác tin vào lý thuyết tất định (determinism) trong ý nghĩa là mọi hành vi, hoạt động của con người đều do ông Trời định đoạt và con người không có tự do lựa chọn.Niềm tin vào nhân quả lại càng củng cố ý nghĩ là người bình dân Việt Nam hành động có vẻ như là tín đồ của lý thuyết tất định vậy, mặc dù không biểu đạt ý nghĩ của mình dưới hình thức một lý thuyết.Tin vào định luật nhân quả Không có  mây, sao có mưa.Có lửa mới có khói.Ở đâu có khói thì lửa ở đó.Tiền nhân hậu quả.Quả chẳng rụng sao mọc mầm.Sóng đâu không mòi, khói đâu không lửa.Sông đâu không có ngòi, khói đâu không có lửa.Trồng cây chua, ăn quả chua,
Trồng cây ngọt, ăn quả ngọt.Ai ăn trầu thì nấy đỏ môi.Gieo dưa được dưa gieo đậu được đậu.Ăn mắm, khát nước.Ăn mặn, khát nước.Ai ăn mặn nấy khát nước.Muốn ăn cá phải thả câu.Có học thì mới biết, có đi thì mới đến.Tốt giống tốt mạ, tốt mạ tốt lúa.
 
Chó sao chó sủa lỗ không,
Không thằng ăn trộm, cũng ông ăn mày.Ở hiền gặp lành.Ở hiền thì gặp lành,
Ở ác gặp dữ tan tành như tro.Ác giả ác báo.Ác giả ác báo, hại nhân nhân hại.Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai.
Đời cha đi hái hoa người,
Đời con phải trả nợ đời cho cha.
Quả báo: ăn cháo gãy răng,
Ăn cơm gãy đủa; xỉa răng, gãy chày.
 
Đời xưa quả báo còn chầy,
Đời nay quả báo một dây nhãn tiền.Ác khẩu thụ chi.Ác nhơn tự hữu ác nhơn ma.Ai đội mũ lệch, người ấy xấu.Ai làm dữ nấy lo.
Ai làm dữ nấy lo,
Ai đánh to thì thua lớn.Ăn hay ở thật, mọi tật mọi lành.Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.Đời cha đắp nấm, đời con ấm mồ.Đời trước đắp nấm, đời sau ấm mồ.Đời cha trồng cây, đời con ăn quả.Hại nhân, nhân hại.Quả báo nhãn tiền.Thiện ác chi báo như ảnh tuỳ hình.Thiện báo, ác báo.Thiện giả, thiện báo.Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.Thiện sanh, phước chung.
 
Có cây thì dây mới leo,
Có cột có kèo, mới thả đòn tay.Cấy gió, chịu bão.Sanh không thủng, cá đi đàng nào.Có bột mới gột nên hồ.
Cây oằn vì bởi trái sai,
Anh xa em vì bởi ông mai ít lời.
Cây xanh thì lá cũng xanh,
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Mừng cây rồi lại mừng cành,
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con.
Ba vuông mà sánh bảy tròn,
Ở hậu gặp hậu, ở bạc gặp bạc.Đời cha vinh hiển, đời con sang giàu.Người bình dân Việt Nam tin vào nguyên nhân và hậu quả dựa vào sự quan sát những gì xảy ra trong đời sống hằng ngày của họ. Điều này đem lại cho chúng ta hai nhận xét: Nhận xét thứ nhất là, mặc dù người bình dân Việt Nam chưa bao giờ có nhận định nguyên nhân và hậu quả qua lăng kính khoa học, nhận định này trong thực tế là nền tảng cho mọi cắt nghĩa khoa học thực nghiệm về tất cả những hiện tượng thiên nhiên, rất hữu ích cho sự học hỏi, tìm tòi và khám phá khoa học mới. Nhận xét thứ hai là niềm tin vào định mệnh kết hợp với niềm tin vào chuỗi luận lý nguyên nhân và hậu quả làm cho người ta thoạt tiên có ý nghĩ là con người không có tự do lựa chọn. Ý nghĩ này thực ra không đúng vì người dân còn tin vào ý niệm luân hồi. Trong giới hạn thời gian của một kiếp sống ở trần gian thì định mệnh thường mang ý nghĩa tất định. Nhưng niềm tin vào sự luân chuyển của nhiều kiếp sống được quyết định bởi chuỗi nguyên nhân và hậu quả đã giành lại tự do cho con người hành động. Luân hồi cắt nghĩa con người hiện sinh là kết quả của những hành động của mình ở kiếp trước. Muốn kiếp sau được tốt đẹp hơn, con người cần có những hành động xứng đáng với kiếp sống mới mà mình ao ước. Do đó, con người hoàn toàn có tự do làm chủ cuộc đời liên tục trong nhiều kiếp sống của mình, và trong ý nghĩa này, định mệnh không là mâu thuẫn của tự do.Tin vào luân hồi Tiền kiếp, luân hồi.Ai ơi! Hãy ở cho lành,
Kiếp này chẳng gặp để dành kiếp sau.Tiền oan, nghiệp chướng.
 
Có tiền thì hậu mới hay,
Có trồng cây đức, mới dầy nên nhân.
Ông cha kiếp trước khéo tu,
Nên sinh con cháu, võng dù nghênh ngang.Có phúc đẻ con biết lội,
Có tội đẻ con hay trèo.
Kiếp này duyên lỡ làng duyên,
Kiếp sau xin hẹn cữu tuyền gặp nhau.
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.Sinh ký, tử quy.
Những người mặt mũi nhọ nhem,
Bởi chưng kiếp trước đĩa đèn không lau.
 
Những người mặt rắng phau phau,
Bởi chung kiếp trước hay lau đĩa đèn.Làm kiếp trâu kéo cày trả nợ.Làm kiếp trâu ăn cỏ, làm kiếp chó ăn dơ.Ai đã tác tạo nên con người trong vòng luân hồi huyền diệu để cho con người thấy được là, mặc dù được tạo dựng nên, nhưng con người vẫn tự giải thoát được khỏi tình huống bị động trong luận lý của chuỗi nhân quả và hoàn toàn sở hữu tự do quyết định vận mạng của mình. Phải chăng đấng tạo dựng nên con người tự do này là đức Phật, là YHVH (đọc là YeHoVaH hay YheoVaH), là Thiên Chúa, là Allah?Người bình dân Việt Nam không những không phân biệt tôn giáo mà còn phản đối đối xử phân biệt tôn giáo. Điều quan trọng là làm sao con người đối đãi với nhau bằng tình nghĩa là đủ. Cho nên Chúa, Phật, YHVH, hay Allah, trong quan điểm của người bình dân Việt Nam, đều là Ông Trời, là đấng chí tôn, toàn năng bao trùm vạn vật. Đối kháng phân biệt đối xử về tôn giáo
Đừng nài lương giáo khác dòng,
Vốn đều con Lạc, cháu Hồng khi xưa.
Giáo lương thì cũng một làng,
Đồng cùng chung gánh, đôi đàng cùng đi.
Mỗi người, mỗi đạo thì tuỳ,
Miễn sao có nghĩa, có nghì với nhau.

 

A-men lạy đức Chúa Lời,
Có cho bên đạo, bên đời lấy nhau?
Bên lương bên giáo, bên đạo cũng như bên ta,
Vô đây kết nghĩa giao hoà,
Phải duyên, phải kiếp, áo chùa Bà ta mặc chung.
Thương em, anh cũng muốn thương,
Sợ lòng bên giáo, bên lương khó thành.
_Quý hồ anh có lòng thương,
A men mặc thiếp, khói hương mặc chàng.Đối với các Nho sĩ thì nguyên nhân đầu tiên của hiện hữu là do sự biến thiên của âm dương sinh ra trời đất, vạn vật. Đối với người bình dân thì Ông Trời sinh ra con người và vạn vật trong một vũ trụ tự hữu, tròn đầy, và viên mãn.Triết lý vạn vật  tròn đầy, viên mãnĂn ở có Trời, có Đất.
 
Tự xưa trời đất cấu tinh,
Dương thư âm trưởng mới sinh ra người.
Nuôi ta sinh sẵn nước nôi,
Lại sinh lúa gạo đủ mùi cam trân.
Sắm sanh nhà cửa áo quần,
Tơ bông tre nứa cỏ cây để dành.
Lo ta bệnh tật để lành,
Đã sinh ra thuốc lại sinh ra thầy.
Lo ta dại dột ngu si,
Sinh vua sinh thánh sinh thầy sinh cha.
Sinh ta rồi lại nuôi ta,
Y như cha mẹ trong nhà với con.Dĩ nhiên là quan niệm Thiên Địa Vạn Vật Nhất Thể phát sinh do sự chuyển biến của âm dương được đề cập trong phần Hình Nhi Thượng của Khổng giáo cũng được truyền đạt trong quần chúng do những Nho sinh kề cận với người dân dã. Nhưng quần chúng không thể nắm bắt được lý thuyết mang tính siêu hình của đạo giáo mà chỉ nhận lãnh ý niệm về sự hiện hữu của một đấng chí tôn có quyền quyết định mọi việc trên cuộc đời trần thế. Sinh lực vận chuyển thành vũ trụ tự hữu, tròn đầy, viên mãn đó được người bình dân gọi một cách nôm na là Ông Trời, Ông Phật, đấng siêu hình toàn năng có thể phù trợ con người trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Và họ tin tưởng vào sự công minh, chính trực của đấng siêu hình này qua những diễn biến mà họ quan sát được trong đời sống hằng ngày.Đạo Trời hoàn hảo vì chí công, minh xét mọi hành vi của con người, không dung thứ kẻ gian, không trừng phạt người ngay thẳng, đã sinh ra con người nên cũng nuôi dưỡng con người. Con người không thể tránh được sự phán xét công bằng của Trời và con người phải nhờ ơn của Trời hay nói văn hoa hơn là của Thượng Đế.Tin vào sự minh chính và công bằng của Ông Trời Thiên đạo hảo hoàn.Đèn Trời soi xét.Đèn Trời, trời sáng bốn phương.Ai bảo Trời không có mắt.Thiên đạo chí công.Thiên bất dung gian.Trời nào có dung kẻ gian.Trời nào có dung kẻ gian, có oan người ngay.Thiên võng nan đào.Thiên đạo báo ứng nhãn tiền.Thiên đạo phước thiện hoạ dâm.Trời sinh voi, trời sinh cỏ.Trời sinh, trời dưỡng.Ta có Trời, trăm sự đều nhờ.Trời nào có phụ ai đâu, hay làm thì giàu, có chí thì nên.Trời sinh, Trời dưỡng.Trời sinh, Trời dưỡng; khắc đẻ, khắc nuôi.Trời sinh voi, Trời sinh cỏ.Sự công bằng của Thượng Đế còn được thể hiện qua những luân chuyển định kỳ trong vũ trụ, qua sự tuần hoàn, luân hoán về của cải làm nên sự giàu sang, về tình duyên, và về sinh tử. Họ tin là sự luân hoán này nếu không xảy ra trong cuộc đời này thì cũng xảy ra trong một kiếp khác. Và chính sự tuần hoàn, luân hoán này đã minh chứng sự minh chính và công bằng của đấng chí tôn, của Ông Trời.Sự công bằng của Thượng Đế qua hiện tượng tuần hoàn, luân hoán của vũ trụ.Mấy ai giàu ba họ, mấy ai khó ba đời.Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.Chẳng ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời.Giàu đâu ba họ, khó đâu ba đời.Bỉ cực, thái lai.Hết cơn bĩ cực tới kỳ thái lai.Hết cơn hoạn nạn, tới tuần hiển vinh.Sông có khúc, người có lúc.
Chớ thấy em bé, nhà nghèo,
Đến khi nước lụt, bèo trèo lên trên.
 
Trời làm một trận lăng nhăng,
Ông hoá ra thằng, thằng hoá ra ông.Giàu nghèo có lúc.Giàu giờ ngọ, khó giờ mùi.Giàu đầu hôm, khó sớm mai.Giàu chiều hôm, khó sớm mai.Nay sang mai hèn.
Ở đời ai khỏi gian nan,
Gian nan có thuở, thanh nhàn có khi.
Nước dưới sông, hết trong còn phải đục,
Vận người đời, hết lúc thạnh phải suy.
Trời còn khi nắng khi mưa,
Ngày còn khi sớm, khi khuya, nữa người.
 
Người đời ai khỏi gian nan,
Gian nan có thuở, thanh nhàn có khi.
Ruộng nương là của đồng lần,
Trời đất xoay vần, kẻ trước người sau.
Chưa ai ba họ cùng giàu,
Chưa ai nghèo khổ đến đâu ba đời.
Sống trên đời, cùng nhau cày cấy,
Chết buông tay, dẫu mấy cũng thành không.
Hỡi ai độc dạ, tham lòng,
Chi bằng để một tiếng trong với đời.Qua những quan sát đưa đến những nhận định về tôn giáo và những nghi thức hành đạo, người bình dân Việt Nam rút tỉa những kết luận về việc hành đạo như sau:
1.Lễ nghi và những phương tiện phụng thờ như chùa chiền chỉ là những hình thức bên ngoài. Người ta thường lợi dụng lễ nghi để chứng tỏ cho mọi người biết phần tâm linh của mình là có thực, trong lúc trong thực tế thì chưa hẳn đã có, hay để phô trương sự giàu có của mình. Chùa chiền thì thường bị những kẻ trốn tránh trách nhiệm thực tế để thi hành những ước muốn tình dục ô uế hay để kiếm lợi lộc cho bản thân qua dịch vụ buôn bán dụng cụ cúng tế, tượng ảnh hay ngay cả chùa chiền, làm mất đi lòng tin của người dân.2.Lễ nghi cũng như chùa chiền không quan trọng bằng hành đạo một cách chân chính, nghĩa là trước tiên phải tu thân tích đức, có lòng thành, tâm chính trực, không ăn gian, nói dối, không lường gạt, dâm ô, trộm cắp, giết người, cướp của, và cần đối đãi với tha nhân bằng tình nghĩa, cần làm những việc thiện. Ý nghĩa của tu hành đối với người bình dân có thể tóm tắt trong một vài câu ca dao, tục ngữ như sau:Ý nghĩa của tu hànhPhật tại tâm.Trong ba mươi sáu đường tu,
Đường nào tu được chân tu thời làm.\
Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha, kính mẹ ấy là chân tu.
Tu mô cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ cũng là đi tu.Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói đối.
 
Dù tu đến cõi thiên thai,
Không bằng lượm một nhành gai giữa đường.
Thứ nhất thì tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.
Thứ nhất thì tu ở nhà,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.
Ăn trộm, ăn cướp, thành Phật, thành Tiên,
Đi chùa đi chiền, bán thân bất toại.
Trời cao bể rộng bao la,
Việc gì mà chẳng phải là việc ta.
Trong việc nhà, ngoài thì việc nước,
Giữ làm sao sau trước vẹn toàn.
Lọ là cầu Phật, cầu Tiên.Tu hành trước tiên phải bắt đầu bằng cách chú trọng vào sự tốt lành trong tâm hồn mình: Phật tại tâm. Không kiểm soát đượcsự trong sáng của tâm hồn thì không thể nào gọi là tu được. Sau đó mới nghĩ đến phương thức tu hành: tu thân tích đức không vị hình thức, tu theo phương thức nào cũng được (“36 đường tu”), không quan trọng. Điều quan trọng là con đường lựa chọn phải là chân tu. Một ví dụ của chân tu là thuơng yêu, kính trọng, phụng dưỡng cha mẹ khi các ngài còn sống; và kính thờ ông bà, cha mẹ khi họ đã quá cố. Do đó, chân tu không khẩn thiết phải vào chùa mà thiết yếu là trước tiên phải bắt đầu ở trong khuôn khổ của gia đình: “tu tại gia”, “tu ở nhà”. Thứ đến là dấn thân vào trong môi trường thực tế của xã hội: “Thứ nhì tu chợ”. Người bình dân không phản bác việc tu ở chùa: “thứ ba tu chùa.” Tuy nhiên, tu ở chùa là lánh xa hoàn cảnh thực tế của nhân sinh, không dấn thân. Và nhiều khiĂn trộm, ăn cướp, thành Phật, thành Tiên,
Đi chùa đi chiền, bán thân bất toại.Và tu mà vị hình thức thì không thiếu gì những điều xấu xa có thể xảy ra, nên người bình dân đã có nhận xét làĂn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói đối.Niềm tin của người bình dân Việt Nam về vấn đề tu hành là
Dù tu đến cõi thiên thai,
Không bằng lượm một nhành gai giữa đường.Người bình dân đặt trọng tâm của ý nghĩa tu hành vào hành động của con người tại thế cần phải thi hành đúng đắn bổn phận của con người ở trần gian chứ không phải ở hình thức lễ nghi cầu Trời, khẩn Phật.Trời cao bể rộng bao la,
Việc gì mà chẳng phải là việc ta.
Trong việc nhà, ngoài thì việc nước,
Giữ làm sao sau trước vẹn toàn.
Lọ là cầu Phật, cầu Tiên.Và chủ điểm hành động là thực hiện đạo Trời toàn hảo trong ý nghĩa hành tác minh chính và công bằng. Công bằng là đạo của Trời ( xem phần trên), cho nên cũng phải là đạo của con người tại thế:Công bằng là đạo người ta ở đời.Công bằng là một ý niệm khi mới nhìn qua thì có vẻ đơn giản. Nhưng xét cho kỹ thì công bằng là nền tảng của tất cả mọi tôn giáo, là niềm tin sắt đá vào châm ngôn “Đừng làm cho người khác những gì mình không muốn người khác làm cho mình.” Công bằng không những là nền tảng của mọi tôn giáo mà còn là nền tảng, trên nguyên tắc, cho mọi hệ thống pháp luật của mọi quốc gia trên thế giới, và — cả trên nguyên tắc lẫn trên bình diện thực hành — của mọi quốc gia tôn trọng dân chủ. Công bằng không có nghĩa là san bằng mà ngược lại là phải tôn trọng sự khác biệt: khác biệt về thể chất, hình dáng; khác biệt về khả năng trí tuệ và cảm xúc; cũng như những khác biệt về hoàn cảnh kinh tế và xã hội, vì những khác biệt này là những hiện tượng Thiên bẩm. Công bằng có nghĩa là hành tác của con người không được thiên vị vì bất cứ lý do nào, là mọi người đều phải được hưởng cái quyền có cơ hội đồng đều trong cuộc sống.Tóm lược và Kết luậnĐại đa số người Việt Nam tin vào tôn giáo và kính trọng tôn giáo. Tuy nhiên, họ có một thái độ rất phóng khoáng về tôn giáo: họ không phân biệt đối xử vì tôn giáo; người ta theo đạo nào cũng được, miễn sao con người đối đãi với nhau có “tình”, có “nghĩa”.Miễn sao có nghĩa có nghì với nhau.Thực ra, đã có một thời gian, đặc biệt là trong thời nhà Nguyễn, nhất là dưới triều đại vua Minh Mạng, đạo Công giáo bị bách hại. Nhưng sự bách hại này có nguyên do chính trị hơn là tôn giáo.Người Việt nói chung tin vào một thế giới siêu hình ở trong đó có một đấng chí tôn, toàn năng chủ trì mọi việc trên trần gian, có khả năng phù trợ con người. Thế giới siêu hình này còn có nhiều thần linh khác, bao gồm cả ông bà, cha mẹ của chúng ta khi các ngài đã quá cố.Đấng chí tôn, toàn năng này được người Việt gọi bằng ngôn ngữ bình dân là Ông Trời, Ông Phật. Các nhà văn, học giả thì hay gọi là Thượng Đế. Ông Trời quyết định mọi diễn biến trên trần thế một cách quang minh, chính đại và công bằng. Người bình dân quan sát sự quang minh, chính đại, và công bằng này qua những hiện tượng tuần hoàn và luân hoán thân phận giàu sang, tình duyên, và sinh tử của con người.Sự luân hoán này còn được nhận xét qua lăng kính của quan niệm định mệnh. Mới nhìn qua thì niềm tin vào định mệnh có vẻ yếm thế, làm mất đi khả năng đấu tranh thăng tiến trong cuộc đời của con người vì đấu tranh cũng không thoát được vận mạng. Tuy nhiên, nếu nhìn từ một góc cạnh khác thì định mệnh có thể giúp con người tránh được những ganh ghét, tranh chấp tiêu cực vì con người chấp nhận sự khác biệt là điều hiển nhiên. Điều quan trọng là vận mạng có thể thay đổi ngay trong cuộc đời này (quả báo nhãn tiền) hay trong những kiếp sống kế tiếp, tuỳ thuộc vào hành tác của con người. Niềm tin vào “quả báo” hay là nguyên lý nhân quả qua những quan sát về những hiện tượng thiên nhiên hay về những diễn biến trong đời sống cho người bình dân Việt Nam có nhận định — xét từ góc nhìn cấu trúc trong khuôn khổ vi mô — là vận mạng trong cuộc đời trần thế có nguyên nhân từ những hành vi của con người.     a. Hiện tượng thiên nhiênKhông có  mây, sao có mưa.Có lửa mới có khói.  Sanh không thủng, cá đi đàng nào.      Gieo dưa được dưa gieo đậu được đậu.
     b. Hành vi con người
Ở hiền thì gặp lành,
Ở ác gặp dữ tan tành như tro.
Ác giả ác báo, hại nhân nhân hại.
Đời cha đi hái hoa người,
Đời con phải trả nợ đời cho cha.Ăn hay ở thật, mọi tật mọi lành.Đời cha trồng cây, đời con ăn quả.Hại nhân, nhân hại.Niềm tin về nhân quả trên cuộc đời trần thế được tiếp nối liên tục trong những kiếp sống khác qua niềm tin vào luân hồi. Niềm tin vào luân hồi không những chỉ đánh nổi quan điểm nhân quả trong ý nghĩa thân phận của con người trong một kiếp sống thực ra là kết quả của hành động (nguyên nhân) của họ trong kiếp trước, mà còn chứng minh là, mặc dù con người là hậu quả được tác tạo nên bởi Ông Trời (nguyên nhân), con người vẫn có thể tự giải thoát khỏi thế bị động — mà định luật nhân quả đã được thực hiện trên các tạo vật vô tri — bằng tự do mà Ông Trời đã ban cho để con người làm chủ được vận mạng của chính mình. Hành tác của con người là nguyên nhân đầu tiên (prime mover) của thân phận mình. Từ góc nhìn cấu trúc trong khuôn khổ vĩ mô thì Thượng Đế chủ trì tất cả mọi hiện tượng và diễn biến trong vũ trụ lớn, nhưng trong vũ trụ nhân sinh thì con người hoàn toàn có tự do làm chủ thân phận của mình và hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo định luật nhân quả. Do đó định mệnh là nghịch lý, chứ không phải là mâu thuẫn, của tự do.Xưa nay nhân định thắng Thiên cũng nhiều.Từ niềm tin vào tôn giáo, sự kính trọng tôn giáo, người bình dân Việt Nam phải nghĩ đến những phương tiện để thể hiện niềm tin và sự kính trọng đó.Dọc dài theo lịch sử của dân tộc, người ta đã có sẵn những phương tiện này: Đó là những nghi lễ thờ cúng và chùa chiền, và những hình thức tu hành. Về nghi lễ và hành đạo thì có kỵ giỗ, thờ cúng ông bà; có tụng kinh, niệm Phật; có xã thân làm sư sãi trong các chùa chiền.Người bình dân Việt Nam không đả kích hay bài bác những phương tiện hình thức này. Họ chỉ đả kích sự chú trọng quá đáng vào hình thức cúng kỵ có tính phô trương mà không chú trọng đến ý nghĩa trọng yếu là sự kính trọng và tình thương yêu đối với ông bà, cha mẹ từ khi các ngài còn sống cho đến khi đã quá cố. Hình thức tụng kinh, niệm Phật hoặc xã thân tu hành làm sư sãi cũng không quan trọng mà lòng thành và “chính tâm” mới là điều kiện tất yếu của việc tu hành.Do đó, tu hành đối với đại đa số người Việt thiết yếu phải là “chân tu”, nghĩa là phải chỉnh sửa chính bản thân, bắt nguồn từ việc con người tại thế tích cực dấn thân trước tiên vào sinh hoạt thực tế của gia đình (“tại gia”), rồi của xã hội (“tu chợ”). Trong gia đình thì phải thương yêu, kính trọng, và phụng dưỡng cha mẹ:Thờ cha, kính mẹ cũng là chân tu.Về tình yêu đôi lứa, vợ chồng thì phải có “tình”, có “nghĩa”, không lừa dối, phản bội nhau:Miễn sao có nghĩa có nghì với nhau.Trong xã hội thì cần làm những việc phước đức:
Dù tu đến cõi thiên thai,
Không bằng lượm một nhành gai giữa đường.Hành đạo và chân tu đối với đại đa số người Việt có thể tóm tắt lại trong hai phạm trù: “Đức” và “Công Bằng.”
Có tiền thì hậu mới hay,

Có trồng cây đức, mới dầy nên nhân.

“Đức” là nguyên nhân của tất cả mọi việc tốt lành trong cuộc đời trần thế cũng như tất cả những kiếp sống về sau. Và

Công bằng là đạo người ta ở đời.

Người bình dân Việt Nam quan sát và nhận xét là Ông Trời rất công bằng. Công bằng là đạo của Trời thì công bằng bắt buộc cũng phải là đạo của người.

Quan niệm về tôn giáo của đại đa số người Việt làm làm người ta hay lầm tưởng chỉ là những ý nghĩ phát xuất từ những quan sát và nhận xét rời rạc, không mạch lạc nếu người ra chỉ đọc một số ít các câu ca dao, tục ngữ. Nhưng nếu ta phân tách rồi tổng hợp toàn bộ văn chương bình dân qua khuôn khổ cấu trúc luận thì người ta sẽ thấy bên dưới những quan sát đó có cả một hệ thống tư duy chặt chẽ thể hiện một niềm tin rất lành mạnh cho cuộc sống con người.

Người ta thường nói là Aristotle đã đem triết học từ trời xuống đất. Plato chỉ công nhận sự hiện hữu thực sự của một thế giới siêu hình trong lúc Artistotle đã chứng minh là hiện hữu chỉ xảy ra khi hiện tượng “mẫu hình” (form) hỗn hợp với “thể chất” (matter). Do đó, Aristotle đã đem tư duy siêu hình về với thế giới thường nghiệm (empirical).

Người bình dân Việt Nam lãnh hội những ý niệm trừu tượng của tư duy siêu hình trong Khổng giáo, Phật giáo và Lão giáo bằng trực giác và qua hành động quan sát những hiện tượng thường nghiệm trong đời sống hằng ngày. Những quan sát này đã biến cải và đơn giản hoá những ý niệm siêu hình đó thành niềm tin vào một Thượng Đế hoàn hảo và toàn năng, chủ trì mọi diễn biến trong cuộc đời trần thế, thưởng phạt chính đáng và công bằng. Niềm tin này có giá trị nhân bản vì cuộc sống của con người sẽ có ý nghĩa và tràn đầy hy vọng về tương lai, chứ không kết thúc trong khắc khoải của vô vọng do sự phi lý của sự “trống không” (le néant) đem lại. Những quan sát này cũng cho người ta thấy là niềm tin vào luân hồi đã giải thoát con người ra khỏi thế bị động của định luật nhân quả và trả lại tự do cho con người làm chủ vận mạng của mình. Cũng qua những quan sát này, người ta nhận thấy là hành đạo và tu hành phải bắt đầu bằng chính bản thân qua yêu cầu “trung thực” trong việc thực hành phước đức và hành sử công bằng.

Sau cùng rút tỉa hữu ích cho cuộc sống thực tế, bên ngoài ý niệm tôn giáo, là ba phạm trù quan trọng cho cuộc sống của con người tại thế, đó là: (1) định luật nhân quả, một định luật cắt nghĩa tất cả mọi hiện tượng khoa học thực nghiệm, nền tảng chuẩn bị cho mọi học hỏi và khám phá vũ trụ thiên nhiên trong mục đích phục vụ con người, cũng như đòi hỏi con người phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình để làm chủ vận mạng của bản thân; (2) công bằng, nền tảng cho mọi hệ thống pháp luật trên thế giới nhằm tạo an ninh và trật tự xã hội, một điều tối cần thiết cho cuộc sống; và (3) tự do, một phạm trù mà tất cả các quốc gia tôn trọng dân chủ đều công nhận là quyền bẩm sinh, bất khả nhượng của con người. Ba phạm trù này là ba điều kiện cần và đủ cho việc kiến tạo một Việt Nam tiến bộ trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Anh, Vân. Tục Ngữ Ca Dao Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam: Nhà Xuất Bản Văn Học, 2015

Biền, Bửu. Câu Hò Tiếng Hát Xứ Huế. San José, CA, USA: An Tiêm Xuất Bản, 2002.

“Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam” – (Toàn Bộ Từ Vần A đến Y). file:///Users/thainguyen/Documents/NHỮNG%20VẤN%20ĐỀ%20VN/CA%20DAO%20TỤC%20NGỮ/NHỮNG%20GIÁ%20TRỊ%20TRONG%20CA%20DAO%20VÀ%20TỤC%20NGỮ%20/Ca%20Dao%20&%20Tục%20Ngữ%20Việt%20Nam%20-%20(Toàn%20bộ%20từ%20vần%20A%20đến%20Y)%20*%20Sai%20Mon%20Thi%20Dan.webarchive

CIA World Factbook, 2018

Chi, Nguyễn Đổng. Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam, Tập I, II, III. Hà Nội, Việt Nam: Nhà Xuất Bản   Giáo Dục, 2000.

Hà, Ngọc. Tục Ngữ Ca Dao Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam: Nhà Xuất Bản Văn Học, 2015.

Hải, Phúc. Ca Dao Việt Nam Đặc Sắc. Việt Nam: Nhà Xuất Bản Thời Đại, 2014.

Hằng, Nguyễn Bích. Ca Dao Việt Nam. Việt Nam: Nhà Xuất Bản Hồng Đức, 26 tháng 1 năm 2015.

Hiếu, Vương Trung. Tục Ngữ Việt Nam Chọn Lọc, Tập I. Việt Nam: Nhà Xuất Bảm Miền Nam, (không có năm xuất bản)

________________. Tục Ngữ Việt Nam Chọn Lọc, Tập II. Việt Nam: Nhà Xuất Bảm Miền Nam, (không có năm xuất bản)

Kim, Trần Trọng. Nho Giáo. Việt Nam: Nhà Xuất Bản Tân Việt

Kính, Nguyễn Xuân; Phan Đăng Nhật; Phan Đăng Tài; Nguyễn Thuý Loan và Đặng Diệu Trang. Kho Tàng Ca Dao Người Việt. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Văn Hoá Thông Tin, 2002.

Kính, Nguyễn Xuân; Nguyễn Thuý Loan; Phan Lang Hương và Nguyễn Luân.  Kho Tàng Tục Ngữ Người Việt. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Văn Hoá Thông Tin, 2002.

______________, _________. Thi Ca Bình Dân Việt Nam II: Xã Hội Quan. Los Alamitos, Ca: Xuân Thu tái bản, (1970, năm viết xong tại Saigon, tái bản không có năm).

______________, _________. Thi Ca Bình Dân Việt Nam III: Vũ Trụ Quan. Los Alamitos, Ca: Xuân Thu tái bản, (1970, năm viết xong tại Saigon, tái bản không có năm).

_______________, _________. Thi Ca Bình Dân Việt Nam IV: Sinh Hoạt Thi Ca. Los
Alamitos, Ca: Xuân Thu tái bản, (1970, năm viết xong tại Saigon, tái bản không có năm).

Lân, Mã giang. Tục Ngữ Ca Dao Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam: Nhà Xuất Bản Văn Học, 2014.

Loan, Ngô Thanh và Nguyễn Tam Phù Sa. Thành Ngữ Tục Ngữ Ca Dao Việt Nam. Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006.

Long, Nguyễn Tấn và Phan Canh. Thi Ca Bình Dân Việt Nam I: Nhân Sinh Quan. Los Alamitos, Ca: Xuân Thu tái bản, (1969, năm viết xong tại Saigon, tái bản không có năm).

Ngọc, Nguyễn Văn. Tục Ngữ Phong Dao(Tái bản). Fort Smith, Ark: Sống Mới, 1978.

Nhóm Trí Thức Việt. Tục Ngữ Ca Dao Dân Ca Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam: Nhà Xuất Bảm Văn Học, 2015.

Phan, Vũ Ngọc. Tục Ngữ, Ca Dao, Dân Ca Việt Nam(in lần thứ 11, có sửa chữa và bổ sung). Hà Nội, Việt Nam: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 1998.

Phương, Thạch và Ngô Quang Hiền. Ca Dao Nam Trung Bộ(Tái bản lần thứ hai có sửa chữa). Việt Nam: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 12 tháng 4 năm 2002.

Sơn, Đặng Thiên. Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Dân Trí, 2016.

Toản, Nghiêm. Lão Tử, Đạo Đức Kinh. Saigon, Việt Nam: In tại Nhà In Riêng, 1973

Tố, Ngô Tất. Kinh Dịch Toàn Bộ. Texas, USA: Nhà Xuất Bản Xuân Thu.

Thản, Đào. Ca Dao Hài Hước(Tái bản và có bổ sung). Việt Nam: Nhà Xuất Bản Văn Hoá Thông Tin, 8/2001

Thục, Nguyễn Đăng. Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, Tập 1-6(in lần thứ 2). Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998.

USCIRF (United States Commission on International Religion) Annual Report, 2018.

Văn, Kiều. Tình Yêu Trong Ca Dao, Tục Ngữ, Dân Ca. Đồng Nai, Việt Nam: Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Đồng Nai, 2009.

Categories: Uncategorized

0 Comments

Leave a Reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published.