SỰ THẬT VỀ THÍCH ĐÔN HẬU,ĐỆ III TĂNG THỐNG  PHẬT GIAO VIỆT NAM THỐNG NHẤT TÊN CỘNG SAN NẰM VÙNG TRONG PHẬT GIÁO

 “Tại sao tôi gia nhập Liên Minh Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình Việt Nam” gởi cho “đồng bào miền Nam” vào ngày 20 tháng 5 năm 1968. Trong bức thư này, Thích Đôn Hậu nói rõ quyết tâm giật sập các chính phủ VNCH. Đồng thời Thích Đôn Hậu kêu gọi Phật tử miền Nam Việt nam đứng lên để “chiến thắng tụi xâm lược Mỹ”. Cuối cùng, đương sự thừa nhận bản thân đương sự đã cương quyết gia nhập LMLLDTDCHBVN [1].

Bức thư này nằm trong cuốn hồi ký của Lê Văn Hảo, viết bằng Pháp ngữ, trích một số tài liệu liên quan đến Đôn Hậu trong Tập san Huế Passé et Présent số 37 trang 235-237 do Etudes Vietnamiennes của Nguyễn Khắc Viện xuất bản năm 1973.

Thích Đôn Hậu đã mở đầu bức thư như sau:

Tại sao tôi gia nhập Liên Minh Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình Việt Nam

Kính gửi tất cả đồng bào miền Nam Việt Nam,

Đồng bào thân mến, 

Nghe tin tôi gia nhập LMLLDTDCHBVN, tín đồ Phật giáo và những người ngoại giáo chắc là sẽ tự hỏi tại sao một người già lão như tôi, tu hành đã bao nhiêu năm, mà thay vì hiến thân trọn vẹn cho đạo giáo lại đi làm chính trị?

Phần tiếp theo, Thích Đôn Hậu tự trả lời bằng cách lên giọng vu khống hai Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ đã áp dụng một chính sách đàn áp Phật giáo ngày càng khốc liệt (?!).

Phần cuối cùng, Thích Đôn Hậu tuyên bố Thích Đôn Hậu “cương quyết gia nhập LMLLDTDCHBVN” và “tha thiết kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước, đặc biệt là các Phật tử và những dân cư thành thị miền nam Việt Nam xiết chặt hàng ngũ trong LMLLDTDCHBVN, tăng cường sức mạnh, đứng lên để chiến thắng tụi xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai, chiếm lại độc lập, tự do và hòa bình đích thực” (?!).

Etudes Vietnamiennes của Nguyễn Khắc Viện xuất bản năm 1973

Dữ kiện thứ hai là trích dẫn nguyên văn phát biểu tại phiên họp Quốc hội kỳ 2 (1976) của ông Diệp Trương Thuần Thích Đôn Hậu. Thích Đôn Hậu đã khoe công với Phạm Văn Đồng, Thủ Tướng CSVN, trong dịp Thích Đôn Hậu tham dự phiên họp Quốc hội kỳ 2 (1976) này:

“Sau khi tôi ra miền Bắc năm 1968, thì vị mà tôi tiếp xúc đầu tiên là Hồ Chủ tịch.”

“Khi gặp Hồ Chủ tịch, thì câu nói mà có lẽ là câu nói chính của Hồ Chủ tịch. Hồ Chủ tịch ‘tán dương Phật giáo. Tán dương việc tranh đấu, phản đối các chánh quyền tay sai do Mỹ tạo nên ở miền nam Việt Nam.’ Rồi Hồ Chủ tịch tán dương cuộc tranh đấu của Phật giáo là cả một sự đóng góp lớn lao vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, mà điển hình là việc tự thiêu của sư Quảng Đức. ‘Tôi rất là cảm kích về phong trào tranh đấu đó là một sự hi sinh của PG. Thay mặt Chánh Phủ Liên Tôn tôi thành thật cảm ơn và đặc biệt tôi rất hoan nghênh những việc tranh đấu đó.’ Đại ý như vậy. Khi đó có Thủ Tướng.

Thì vài ngày sau, trong buổi chiêu đãi của Mặt Trận Tổ Quốc do cụ Tôn Đức Thắng chủ trì, buổi chiêu đãi của phủ Thủ Tướng do Thủ Tướng chủ trì, buổi chiêu đãi của Trung Ương Đảng do cụ Lê Duẩn chủ trì thì các vị đều tán dương Phật giáo, đại khái như Hồ Chủ tịch đã nói.”[2]

Dữ kiện thứ ba là trích dẫn nguyên văn phát biểu tại chùa Linh Mụ ngày 08 tháng 12 năm 1978 của ông Diệp Trương Thuần Thích Đôn Hậu[3]:

 “Chắc quý vị đã biết một cách rõ ràng là Phật giáo chúng tôi luôn luôn gắn liền với dân tộc. Phật giáo với dân tộc gắn liền với nhau như môi với răng. Mà Phật giáo và dân tộc vì gắn liền với nhau cho nên khi ra Bắc, tôi được các vị cho biết: những thời qua, các vị cách mạng tiền bối, kể cả Hồ Chủ tịch và hiện tại các vị như là Thủ tướng Phạm Văn Đồng .v.v… thì đã ở chùa, ở chùa để mà tiếp tục làm cách mạng. Thì trong khi đó nếu Phật giáo không phải là yêu nước thì trong khi mà các Ngài ở chùa đó, nếu các nhà sư mà xấu, thì chắc là các Ngài cũng không còn đến ngày nay để lãnh đạo. Và từ đó về sau, trãi qua những cuộc kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, các vị cũng đã biết rằng nhà chùa, nhất là nhà chùa là những nơi giúp đỡ, chở che cho cán bộ, bộ đội đến như thế nào! Và ngay cả Tết Mậu Thân, dù cán bộ, bộ đội về nhiều như thế, về thành phố Huế nhiều như vậy, thì về ở đâu, không phải là ở nhà đạo khác mà chỉ là ở nhà Phật tử, mà nếu như Phật tử mà họ xấu, họ không có tinh thần yêu nước, thì khó mà thực hiện được cuộc cách mạng vùng lên trong Tết Mậu Thân.

Nói như vậy để thấy rằng Phật giáo luôn luôn gắn liền với cách mạng. Vì gắn liền với cách mạng cho nên khi nghe đến giải phóng chỗ nào thì người Phật giáo hoan nghênh lắm. Mà nhất là khi nghe giải phóng đến Sài Gòn, thì họ phấn khởi vô cùng, hoan nghênh hết sức.

Từ đó thì cán bộ, bộ đội về khắp tất cả, từ nông thôn cho đến nơi thành thị, mà ở đâu có bóng của các vị, của anh em cán bộ, bộ đội, thì đồng bào, mà trong đó đa số là Phật tử, thấy các anh thì họ hết sức là hoan nghênh, vui vẻ ra đón chào. Người thì bắt tay, người thì vuốt vai, người thì cầm áo, người thì là ngó mà rất hoan nghênh, cứ ngó mãi mãi, cười mãi. Họ thấy các anh em, họ nhìn các anh em như là anh em, con cháu chú bác gì của họ mà đi xa, đi làm nhiệm vụ thành công mà về. Từ đó có cái gì họ cũng đem ra mời ăn, thành ra đoàn kết, mà còn là thương yêu nữa. Chẳng những thương yêu mà còn là kính nể nữa, kính trọng nữa. Bởi vì họ thấy anh em là những người có công với cách mạng, có công trong cuộc kháng chiến, là những người nếm mật nằm gai đem lại độc lập, hòa bình cho quê hương….”

Ba dữ kiện nêu trên, đều do chính đương sự Thích Đôn Hậu, một đảng viên Cộng sản cấp trung ương và là Đệ III Tăng Thống của GHPGVNTN, viết và tự thuật lại hoạt động cộng sản của Thích Đôn Hậu và GHPGVNTN đã góp công lớn trong việc lật đổ VNCH và vốn từng được Hồ Chí Minh trực tiếp ‘cảm ơn’ và ‘hoan nghênh’ vào năm 1968 khi Thích Đôn Hậu ra Bắc với “bác và đảng”.

[1] Thích Đôn Hậu, Phó Chủ Tịch LMLLDTDCHBVN (20/05/1968) in Huế: Passé et Présent: Etudes vietnamiennes No 37, 1973, p.235-237: “Pourquoi j’ai adhéré à l’Alliance des Forces nationales démocratiques et de Paix du Viêt Nam”.

[2] Cuộc nói chuyện với Phạm Văn Đồng vào năm 1976.  http://youtu.be/2xO–Ucc9nA

[3] Phát biểu tại chùa Linh Mụ 08-12-1978 (phút 1:19:40).  http://youtu.be/2xO–Ucc9nA­

Categories: Uncategorized

0 Comments

Leave a Reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published.