Một vài ý nghĩ nhân dịp ngày 30 tháng 4

Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi những người Việt lưu vong đầu tiên liều mạng sống lánh nạn Cộng sản bằng mọi phương tiện cho đến nay cũng đã 45 năm, một khoảng thời gian của hai thế hệ, nhưng họ vẫn luôn luôn ấp ủ trong lòng một ước vọng sẽ có ngày trở về với quê hương, với đất nước của mình, nhưng là một quê hương, một đất nước có tự do và dân chủ. Trong số những người này, đa số đã thích nghi với xã hội mới và thành công trong thương trường hoặc có học vị cao và rất thành đạt trong ngành nghề chuyên môn của mình. Tuy nhiên, ngoại trừ thế hệ thứ hai hoặc thứ ba, họ không bao giờ cảm thấy mình hội nhập thực sự và hoàn toàn như những công dân được sinh đẻ và lớn lên trong một xã hội mà họ nghĩ chỉ là nơi tạm trú, mặc dù xã hội này văn minh, giàu có và tân tiến. Lý do là vì họ được sinh ra và lớn lên trong một môi trường với cây cỏ, với sông núi, và với một nền văn hoá bao gồm phong tục, tập quán, đạo lý, văn chương, và triết học đã hun đúc nên bản chất tinh thần con người của họ. Nhu cầu ăn uống, trú ẩn, và sinh lý là những nhu cầu cần thiết căn bản cho mọi sinh vật, nhưng sự khác biệt chủ chốt giữa các sinh vật khác và con người là đời sống tinh thần. Khi những nhu cầu căn bản đã được thoả mãn thì cuộc sống con người còn đòi hỏi những nhu cầu của đời sống tinh thần phải được đáp ứng, như sự giao thoa đồng điệu với cây cỏ, với núi sông thân thương, với tình bạn, và với lý tưởng sống. Và môi trường thích hợp để cho đời sống tinh thần có thể phát triển và thể hiện một cách tốt đẹp là quê hương, nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên.

Nhưng ước mơ ngày trở về với một quê hương có tự do và dân chủ càng ngày càng xa dần với thời gian cũng như vì sự tuần tự ra đi vào cõi vĩnh hằng của bạn bè hoặc của những người cùng lứa tuổi không quen biết. Tâm thức lưu đày của đời sống tâm linh càng dày vò người Việt thuộc thế hệ thứ nhất. Do đó, họ phải nói cái gì, làm cái gì để thoả mãn mong ước một ngày nào đó họ trở về với quê hương. Và điều rõ ràng nhất để họ có thể trở về với một đất nước có tự do và dân chủ là phải làm thế nào để chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam (CSVN) không còn tồn tại nữa.

Từ đó, ở hải ngoại người ta thấy có những phong trào muốn lật đổ chế độ CSVN bằng võ trang như phong trào Mặt Trận Quốc gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam của ông Hoàng Cơ Minh; phong trào Võ Đại Tôn; hay hoạt động đơn lẻ như Lý Tống. Có những phong trào nặng tính pháp lý đòi hỏi nhân quyền như phong trào Hiến chương 2000; phong trào Chính Phủ Pháp Định VNCH của Luật sư Lê Trọng Quát yêu cầu tái nhóm Hiệp Định Paris 1973 dựa trên cơ sở những bên ký hiệp định đã không thực thi đúng đắn các điều khoản của Hiệp định. Những phong trào mang tính pháp lý này có trọng tâm vận động các chính quyền thuộc thế giới tự do. Ngoài ra còn có nhiều đoàn thể chính trị, chính đảng đã từng sinh hoạt trong một thời gian khá lâu, đã tập trung rất nhiều sinh lực vào công tác kêu gọi đoàn kết các chi nhánh, các hệ phái hơn là vạch ra được một kế hoạch đấu tranh có thực chất. Cộng thêm vào các sinh hoạt này còn có rất nhiều cá nhân biệt lập chống cộng bằng cách viết lách trên các mạng điện tử chống bá quyền của Tàu cộng, kết án những tội ác của Đảng CSVN, những bắt bớ và xử án bất công, những đàn áp dân oan để chiếm đất. Và trong trường hợp có sự khác biệt về cách nhìn tình hình chính trị trong và ngoài nước, nhất là ngoài nước, và dù cùng chung chủ định là quan sát xem có gì lợi ích cho việc tái lập nền dân chủ của đất nước Việt Nam hay không, những cá nhân này thường bỏ khá nhiều thì giờ đả kích nhau nặng nề mà quên đi đối tượng chính của mình là Đảng CSVN. Cũng rất có thể sự khác biệt này đã được cán bộ CS nằm vùng trong cộng đồng khai thác — nhằm phân hoá lực lượng hải ngoại chống cộng – với mục đích bảo toàn và củng cố quyền lực của Đảng CSVN. Đảng CSVN có đầy đủ tài chánh và nhân lực để thực hiện công tác này. Dù cách nhìn và cách hành động có khác nhau giữa những người hay đoàn thể chống cộng, nhưng nếu đối tượng cần đánh đổ là Đảng CSVN ở trong nước, thì có lẽ những người yêu nước chống Cộng ở hải ngoại không cần phải uổng công bỏ phí thì giờ đả kích nhau, bởi vì đường lối của mình chưa hẳn sẽ thu hoạch được kết quả tốt hơn đường lối của người khác. Hơn nữa, thoá mạ để ép buộc người khác theo đường lối của mình không phải là phương sách mang lại hiệu quả tốt. Trái lại, cần phải học hỏi nhau. Tôn trọng người khác không những sẽ tạo đoàn kết mà không cần phải kêu gọi đoàn kết và còn có thể tạo được sức mạnh cộng hưởng (synergy) vũ bão đánh đổ được đối thủ là đảng CSVN.

Đảng CSVN độc tài, toàn trị là đối tượng cần loại bỏ chứ không phải là nhân dân Việt Nam. Nhân dân trong nước và người Việt ở hải ngoại là một khối đồng nhất đầy ắp tình đồng bào và cùng yêu chuộng tự do và dân chủ. Nếu người Việt hải ngoại ghét bỏ tất cả những gì là Việt Nam thì sự tranh đấu của chúng ta trở thành hoàn toàn vô nghĩa. Giấc mơ trở về quê hương tự do, dân chủ sẽ chỉ là ảo mộng. Nếu đại đa số nhân dân trong nước đều no ấm, hạnh phúc thì chúng ta không có lý do gì để tranh đấu. Dù cho mấy triệu người Việt ở hải ngoại đều đồng lòng đoàn kết chung sức đấu tranh để tạo cơ hội trở về với đất nước Việt Nam có tự do, dân chủ thì vẫn chưa đủ mà phải có 98 triệu người Việt trong nước cùng đồng chí hướng đấu tranh để loại bỏ Đảng Cộng sản, vì thực sự Đảng CSVN đã bóc lột và đàn áp đại đa số đồng bào. Có như thế thì ước mơ một Việt Nam tự do, dân chủ mới có thể thực hiện được.

Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể khẳng định là đại đa số nhân dân trong nước cùng đồng hành với những người chống cộng tại hải ngoại trong dự hướng loại bỏ Đảng CSVN.

Theo dữ kiện mới nhất1, đến tháng 7 năm 2020 thì dân số Việt Nam là 98.7 triệu người, với khoảng 84% dưới tuổi 54 nghĩa là khi miền Nam bị CS cưỡng chiếm ngày 30 tháng 4, 1975, người lớn tuổi nhất trong lớp người này chỉ mới 9 tuổi. Nói cách khác, 84% dân số Việt Nam hiện nay không biết gì về cuộc chiến Nam Bắc. Đối với họ, tranh chấp Quốc Cộng là một cái gì xa xưa của lịch sử, nếu còn có người quan tâm đến lịch sử. Số người trong nước từ 60 tuổi trở lên có lẽ cũng không hội nhập được về văn hoá và lối sống của thế hệ trẻ tại Việt Nam hiện nay. Có lẽ họ đang thui thủi ngồi ở nhà, luyến tiếc thời “vàng son”, kể lại chuyện xưa huyền thoại mà giới trẻ ngày nay chẳng ai muốn nghe. Đảng cố nhồi nhét lý thuyết Cộng sản vào chương trình học, nhưng học sinh, sinh viên chán ghét môn học này. Chủ thuyết Cộng sản đã hoàn toàn biến dạng, chỉ mang cái vỏ bên ngoài là Cộng sản, còn bên trong ruột hoàn toàn là chủ nghĩa tư bản man rợ, với một thiểu số tài phiệt cai trị nhân dân và sẵn sàng làm bất cứ sự tàn ác nào để giữ vững quyền lực và bảo vệ quyền lợi của mình. Họ tôn vinh “thần tượng” Hồ Chí Minh và trưng bày chủ thuyết Cộng sản chỉ để làm bình phong. Thực ra thì ngoại trừ một số ít chuyên viên về lý thuyết Cộng sản trong ban chính huấn làm đày tớ cho bộ chính trị, chắc hẳn không còn ai trong giới cai trị hiểu được chủ thuyết Cộng sản thực sự là gì nữa.

Thể chế tư bản nào cũng có tài phiệt bóc lột công nhân lao động. Nhưng, theo sự tiến hoá, thể chế các quốc gia tự do là thể chế tư bản pháp định, nghĩa là những bóc lột công nhân của giới tài phiệt đã bị pháp luật tam quyền phân lập và tự do tôn giáo khống chế tạo nên công bằng xã hội. Thể chế tư bản của Đảng CSVN là thể chế tư bản man rợ, vì pháp luật nằm trọn trong tay đảng hay nói cách khác không có pháp luật, nên tài phiệt cai trị đàn áp và bóc lột nhân công và nhân dân một cách man rợ. Nhân dân thấp cổ, bé miệng, không kêu gào vào đâu được.

Nhưng tại sao giới cai trị bóc lột tàn nhẫn như thế mà vẫn đứng vững hằng bao nhiêu năm nay?

Thưa là vì bốn (4) lý do:

  1. Đảng CSVN được đàn anh Tàu cộng chống lưng bằng cách cho tình báo Hoa Nam thâm nhập trong dân chúng, vào mọi hàng ngũ quân đội, công an, hành chánh các cấp để dập tan những mầm mống chống đối tác hại đến sự tồn vong của Đảng;
  2. Đảng CSVN tăng cường lực lượng công an bằng cách đặc cách bổ nhiệm hơn 600 tướng (theo Bùi Tín thì trước đó chỉ một hai tướng mà thôi) đảm nhiệm việc công an khống chế và đàn áp nhân dân, đồng thời ban phát nhiều đặc quyền, đặc lợi cho hơn 3 triệu cán bộ công an này;
  3. Thả lỏng cho nhân dân tại các đô thị lớn hưởng được nhiều tự do trong lời nói và phương thế làm ăn, ngoại trừ quyền tự do phê phán và đả kích chính quyền hoặc có tổ chức sinh hoạt chống chính quyền;
  4. Theo nguyên tắc kinh tế thị trường, những nhà tài phiệt (ở Việt Nam là đảng viên Cộng sản hay bà con hay những bạn bè thân thiết của giới chức quyền thế) làm giàu, nhưng sự giàu sang của họ cũng nhỏ giọt xuống (trickle-down theory) cho những người ở các đô thị lớn có cơ hội tạo được tài sản.

Những người ở các đô thị lớn được hưởng ơn mưa móc này đa số là những người ít nhất cũng phần nào có kiến thức, có học lực và có hiểu biết, là những thành phần có thể tạo được thay đổi xã hội. Nhưng thứ nhất, vì quyền lợi; và thứ hai, vì sự đàn áp khắc nghiệt sẽ đến với họ nếu họ dấn thân vào lãnh vực chính trị, chống đối (không khẩn thiết là lật đổ) chính quyền. Do đó, dù có nhìn thấy bất công, nhưng vì bản năng tự vệ và bảo tồn sinh kế, họ đành làm ngơ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng làm ngơ. Trong lịch sử cách mạng thế giới, luôn luôn có một số rất ít người quan tâm — là thành phần trí thức — đứng lên đốt ngọn đuốc thức tỉnh toàn dân. Trước sự đàn áp, đại đa số người dân thường thấy mình là nạn nhân, thấy mình ở trong thế bị động, thấy mình bất lực. Nhưng một khi họ đã thức tỉnh, thấy được ánh sáng quyền lợi của họ thì họ sẽ hành động, mới trở thành sức mạnh vô địch, dưới sự chỉ đạo của thành phần trí thức, như cơn sóng thần của đại dương dâng lên tràn ngập, mà Đảng Cộng sản không thể nào ngăn cản nổi.

Vậy trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam hiện tại, ai là nạn nhân của bất công, của đàn áp?

Chính là những người lao công đường phố, trong các công thự; những công nhân trong các hãng, xưởng, các nhà máy. Tiền lương của họ không đủ để nuôi sống chính bản thân, nói gì đến cung cấp cho gia đình của họ ở miệt quê. Họ phải làm việc nhiều giờ mà không được trả tiền phụ trội, không có bảo hiểm sức khoẻ, không được bồi thường tai nạn do công việc gây ra, không có nghiệp đoàn độc lập để thương thảo với chủ về các quyền lợi của họ và phải chịu những bạc đãi võ đoán của chủ nhân.

Họ là những thành phần trí thức đã tốt nghiệp đại học, nhưng không kiếm được việc làm vì nạn bè phái chỉ dành công việc cho anh em, bà con và bạn bè thân thiết, bất kể khả năng; họ đành phải chạy xe ôm, phải bán vé số, bán kẹo kéo ca hát lang thang đầu đường xó chợ.

Họ là những nông dân bị bóc lột, đất đai bị thu mua với một giá rẻ gấp ngàn lần giá gian thương bán lại cho ngoại nhân làm nhà máy hoặc đầu tư thương mãi. Nông dân chiếm một tỉ lệ dân số khoảng 80%. Họ và toàn bộ gia đình sống bằng các nông sản trồng trên những mãnh đất mà họ sở hữu. Nay, dần dà đất đai của họ bị thu mua ép với giá tiền rẻ mạt. Trong một thời gian ngắn, họ tiêu hết số tiền này và gia đình không còn sinh kế để tồn tại. Đàn ông phải lên thành phố kiếm những việc làm lao công, hoặc công nhân trong các hãng, xưởng với số tiền lương bóc lột, không đủ khả năng cung cấp cho gia đình. Hay họ phải sang Cao Miên, Lào, Thái Lan để kiếm công việc làm ăn. Đàn bà phải đi giúp việc trong các tư gia giàu có. Con gái và trẻ em ở thôn quê, không có việc làm, là mồi ngon cho những tên ma cô đem bán ra nước ngoài làm nô lệ tình dục.

Những người này là nạn nhân của chế độ độc tài, toàn trị CSVN. Và có những thành phần trí thức không làm ngơ, đã đứng lên đốt đuốc để thức tỉnh nhân dân. Họ là những người tiên phong cho việc thay đổi xã hội. Chúng ta có những nhà hoạt động dân chủ như Nguyễn Văn Hoá, Anh Ba Sàm, Phan Kim Khánh, Trần Thị Nga, Cấn Thị Thêu, Đặng Xương Hùng, LS Lê thị Công Nhân, LS Lê Công Định, Linh Mục Đặng Hữu Nam, LM Nguyễn Duy Tân, LM Peter Bùi Phong, LM Phan Văn Lợi, BS Nguyễn Đình Thành, TS Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Viết Dũng, TS Nguyễn Xuân Diện, TS Phạm Chí Dũng, Phạm thị Đoan Trang, Trần Thị Xuân, Vũ Văn Hùng, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu, Võ Văn Thôn, Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), Bùi Tiến An, Bùi Công Tiến, Tống Văn Công, Kha Lương Khải, Tương Lai, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Bắc Truyền, Đặng Ngọc Tân, Phạm Thanh, Lưu Văn Vĩnh, Lê Thị Tháp, Từ công Nghĩa, Hà Văn Nam, Đào Quang Thục, Nguyễn Văn Túc, Trương Minh Đức, Trần Phi Dũng, Trần Long Phi (20 tuổi, 8 năm tù, 3 năm quản chế) và những tù nhân lương tâm sau đây:

STT

Họ và tên

Năm sinh

Ngày bị bắt

Án tù (năm)

Điều

1.

BÙI THỊ MINH HẰNG

1964

11/2/2014

3

245

2.

BÙI VĂN TRUNG

1964

30/10/2012

4

257

3.

DƯƠNG VĂN PHƯỚC

1962

20/3/2014

22 tháng

257

4.

DƯƠNG VĂN THÀNH

1982

2/2014

2

258

5.

ĐẶNG THỊ MÌ

1955

4/9/2014

26 tháng

245

6.

ĐẶNG XUÂN DIỆU

1978

27/8/2011

13

79

7.

ĐINH NGUYÊN KHA

1988

11/10/2012

4

88

8.

ĐỖ ĐÌNH DŨ

1959

25/6/2014

3

258

9.

ĐỖ THỊ HỒNG

1957

10/2/2012

13

79

10.

ĐỖ THỊ NHƯ

1950

4/9/2014

26 tháng

245

11.

ĐỖ THỊ THIÊM

1959

4/9/2014

28 tháng

245

12.

ĐỖ VĂN HÀO

1961

4/9/2014

28 tháng

245

13.

ĐỖ VĂN QUÝ

1965

4/9/2014

28 tháng

245

14.

ĐOÀN ĐÌNH NAM

1951

6/2/2012

16

79

15.

ĐOÀN HUY CHƯƠNG

1985

12/2/2010

7

88

16.

ĐOÀN VĂN CƯ

1962

10/2/2012

14

79

17.

HỒ ĐỨC HÒA

1974

30/7/2012

13

79

18.

HUỲNH ĐỨC MINH

1958

17/7/2014

3

230

19.

LÊ DUY LỘC

1956

5/2/2012

17

79

20.

LÊ ĐỨC ĐỘNG

1983

5/2/2012

12

79

21.

LÊ THANH TÙNG

1961

14/12/2015

79

22.

LÊ PHÚC

1951

5/2/2012

15

79

23.

LÊ THU HÀ

1982

16/12/2015

88

24.

LÊ TRỌNG CƯ

1966

5/2/2012

12

79

25.

LƯƠNG NHẬT QUANG

1987

23/11/2012

12

79

26.

NGÔ HÀO

1948

8/2/2013

11

79

27.

NGÔ THỊ MINH ƯỚC

1957

8/7/2014

16

88

28.

NGÔ THỊ TOAN

1965

4/9/2014

26 tháng

245

29.

NGUYỄN CÔNG CHÍNH

1964

28/4/2011

11

87

30.

NGUYỄN DINH

1968

23/11/2012

14

79

31.

NGUYỄN ĐẶNG MINH MẪN

1985

2/8/2011

8

79

32.

NGUYỄN ĐÌNH NGỌC (NGUYỄN NGỌC GIÀ)

1966

27/12/2014

258

33.

NGUYỄN HOÀNG QUỐC HÙNG

1981

23/2/2010

9

88

34.

NGUYỄN HỮU CẢNH

1950

9/2005

13

91

35.

NGUYỄN KIM NHÀN

1949

7/6/2011

5,5

88

36.

NGUYỄN KỲ LẠC

1951

6/2/2012

16

79

37.

NGUYỄN HỮU QUỐC DUY

1985

27/11/2015

88

38.

NGUYỄN HỮU THIÊN AN

8/2015

258

39.

NGUYỄN NGỌC CƯỜNG

1956

2/4/2011

7

88

40.

NGUYỄN THÁI BÌNH

1986

23/11/2012

12

79

41.

NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

1973

10/9/2013

3

245

42.

NGUYỄN T BÉ HAI

1952

8/7/2014

88

43.

NGUYỄN THỊ THÚY QUỲNH

1986

2/2014

2,5

245

44.

NGUYỄN THỊ TRÍ

1958

8/7/2014

88

45.

NGUYỄN VĂN ĐÀI

1969

16/12/2015

88

46.

NGUYỄN VĂN HỮU

1957

17/7/2014

4

230

47.

NGUYỄN VĂN LÝ

1946

18/2/2007

8

88

48.

NGUYỄN VĂN MINH

1980

2/2014

2

245

49.

NGUYỄN VIẾT DŨNG

1986

12/4/2015

15 tháng

245

50.

PHẠM THỊ PHƯỢNG

1945

15/4/2010

11

79

51.

PHẠM VĂN THÔNG

1962

19/7/2010

7

79

52.

PHAN NGỌC TUẤN

1953

10/8/2011

5

88

53.

PHAN THANH TƯỜNG

1987

28/2/2012

10

79

54.

PHAN THANH Ý

1948

23/11/2012

14

79

55.

PHAN VĂN THU (TRẦN CÔNG)

1948

5/2/2012

Chung thân

79

56.

PHÙNG LÂM

1966

21/6/2010

7

88

57.

PHÙNG THỊ LY

1963

14/4/2015

3

245

58.

TẠ KHU

1947

6/2/2012

16

79

59.

TRẦN ANH KIM

1953

21/9/2015

79

60.

TRẦN HUỲNH DUY THỨC

1966

24/5/2009

16

79

61.

TRẦN PHI DŨNG

1966

10/2/2012

13

79

62.

TRẦN QUÂN

1984

10/2/2012

12

79

63.

TRẦN THỊ THÚY

1971

10/8/2010

8

79

64.

TRẦN VŨ ANH BÌNH

1975

19/9/2011

6

88

65.

TỪ THIỆN LƯƠNG

1950

23/11/2012

16

79

66.

VÕ NGỌC CƯ

1951

6/2/2012

16

79

67.

VÕ THÀNH LÊ

1955

5/2/2012

16

79

68.

VÕ TIẾT

1952

23/11/2012

16

79

69.

VÕ VĂN PHỤNG

1950

17/7/2014

3

230

70.

VƯƠNG TẤN SƠN

1953

10/2/2012

17

258

Ngoài ra còn có 127 nhà trí thức và những nhân vật từng là những cán bộ cao cấp của chế độ CSVN đã đồng ký một bức thư ngày 9 tháng 12 năm 2015, gửi đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam2, đòi hỏi Đại hội phải loại bỏ thể chế Cộng sản độc tài và thay vào đó một thể chế dân chủ và tự do.

Còn có nhiều nhà hoạt động cho nhân quyền và dân chủ khác nữa mà tác giả bài này chưa truy cứu được.

Đa số những người liệt kê trên đã thực sự hy sinh một phần lớn thời gian của cuộc đời mình trong lao tù dã man của Đảng CSVN để tranh đấu cho quyền sống của người dân, và cho nền tự do và dân chủ của đất nước. Họ là những chứng nhân của sự bóc lột, của sự đàn áp tàn bạo của chế độ CSVN. Họ là những ngọn đuốc thức tỉnh nhân dân đứng lên đòi lại quyền sống của mình. Họ là những người đấu tranh bất bạo động. Nhưng họ chưa thành công. Chưa thành công là vì:

  • Họ vẫn còn tranh đấu đơn lẻ;
  • Sự đàn áp khắt khe và man rợ của 3 triệu công an rất trung thành với chế độ vì được hưởng thụ nhiều quyền lợi vật chất bằng sự đàn áp và bóc lột người dân;
  • Thiếu sự hỗ trợ đồng bộ và hợp nhất có tổ chức của những đoàn thể và cá nhân tranh đấu tại hải ngoại;
  • Chỉ gióng lên tiếng nói đối kháng chứ chưa có một kế hoạch bao gồm các chiến lược và chiến thuật đấu tranh hữu hiệu.

Kế hoạch đấu tranh phải bắt đầu bằng một nghiên cứu thấu đáo về những cột trụ chống đỡ khả năng sinh tồn của đảng CSVN độc tài, toàn trị và một tổ chức thích hợp bao gồm những nhà đấu tranh trong và ngoài nước có kỹ năng đưa ra những phương thức có thể đốn ngã những cột trụ này. Những cột trụ này thường được xây dựng bằng những chất liệu vật chất có nguồn gốc tài chánh và nhân lực về kinh tế. Những cột trụ khác được xây dựng bằng cấu trúc các ngành như quân đội, công an, hành chánh với những thành phần có tư tưởng khác nhau và có những liên hệ tài chánh và tình cảm với gia đình cũng khác nhau. Những cột trụ khác nữa, bằng những yếu tố tâm lý như sự trung thành cũng như sự bất mãn do quyền lợi, sự ham mê tiền bạc, quyền lực, và sinh lý gây nên. Kế hoạch đấu tranh cần có những phân tích và nhận định sâu sắc về các ưu và khuyết điểm của đối phương về kinh tế/tài chánh, về tổ chức (quân đội, hành chánh, an ninh), và về tâm lý. Thực hiện kế hoạch bắt đầu bằng cách tấn công vào những nhược điểm về kinh tế, về tổ chức, và về tâm lý của đối phương theo chiến lược và các chiến thuật đã được hoạch định, trong môi trường đại đoàn kết dân tộc cùng chung chí hướng loại bỏ Đảng CSVN để đem lại cho dân tộc Việt Nam một xã hội tự do, dân chủ, và công bằng.

Tiểu Thạch Nguyễn Văn Thái

Pennsylvania, Ngày 30 tháng 4 năm 2020.

CHÚ THÍCH: Tài liệu tham khảo

1 Vietnam – 2020
SOURCE: 2020 CIA WORLD FACTBOOK AND OTHER SOURCES

https://theodora.com/wfbcurrent/vietnam/index.html

Page last updated on January 27, 2020

Population:
98,721,275 (July 2020 est.)
country comparison to the world (CIA rank, may be based on non-current data): 16 
[see also: Population country ranks ] 
[see also: Population country ranks 

Nationality:
noun: Vietnamese (singular and plural) 
adjective: Vietnamese

Ethnic groups:
Kinh (Viet) 85.7%, Tay 1.9%, Thai 1.8%, Muong 1.5%, Khmer 1.5%, Mong 1.2%, Nung 1.1%, Hoa 1%, other 4.3% (2009 est.) 
note: 54 ethnic groups are recognized by the Vietnamese Government

Languages:
Vietnamese (official), English (increasingly favored as a second language), some French, Chinese, and Khmer, mountain area languages (Mon-Khmer and Malayo-Polynesian)

Religions:
Buddhist 7.9%, Catholic 6.6%, Hoa Hao 1.7%, Cao Dai 0.9%, Protestant 0.9%, Muslim 0.1%, none 81.8% (2009 est.)

Age structure:
0-14 years: 22.61% (male 11,733,704/female 10,590,078) 
[see also: 
Age structure – 0-14 years country ranks ] 
15-24 years: 15.22% (male 7,825,859/female 7,202,716) 
[see also: 
Age structure – 15-24 years country ranks ] 
25-54 years: 45.7% (male 22,852,429/female 22,262,566) 
[see also: 
Age structure – 25-54 years country ranks ] 
55-64 years: 9.55% (male 4,412,111/female 5,016,880) 
[see also: 
Age structure – 55

2 Thư gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam 

https://boxitvn.blogspot.com/2015/12/thu-gui-bo-chinh-tri-ban-chap-hanh.html

 

Categories: Uncategorized

0 Comments

Leave a Reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published.