Ý nghĩa của Công bằng trong Văn hoá của Người Bình dân Việt Nam

 

    Trước khi nói đến ý nghĩa của “công bằng” hay “công bình”, chúng ta cũng nên duyệt lại xem chúng ta có cùng hiểu từ này giống nhau hay không. Một ý niệm khác thường hay được hiểu lẫn lộn với công bằng là “bình đẳng”. Bình đẳng (平 等) là một từ Hán Việt gồm có 平 (bình) nghĩa là bằng nhau, ngang nhau và 等(đẳng) nghĩa là cấp bậc, thứ tự. Do đó, nguyên nghĩa của bình đẳng là ngang hàng nhau. Tuy nhiên, ý nghĩa thông dụng và phổ biến qua thời gian còn bao gồm phúc lợi xã hội cũng như cách đối xử đối với mọi người phải ngang nhau, không được khác nhau vì giai cấp hay hoàn cảnh kinh tế, chính trị. Chính ý nghĩa nới rộng này đã khiến cho người ta lẫn lộn với ý nghĩa của công bằng. Công bằng (公平) cũng là một từ Hán Việt bao gồm 公 (công) nghĩa là chung cho mọi người và không nghiêng về bên nào và 平 (bình) nghĩa là bằng nhau, ngang nhau. Do đó, mẫu số chung của bình đẳng và công bằng là cả hai từ đều mang ý nghĩa bằng nhau, nhưng bình đẳng đặt nặng ý nghĩa cấp bậc, thứ hạng ngang nhau (“bình” là tĩnh từ cắt nghĩa bổ túc ý nghĩa cho danh từ “đẳng”) trong lúc công bằng chú trọng vào ý nghĩa phân phối không thiên vị1 (“Công” là tĩnh từ cắt nghĩa bổ túc ý nghĩa cho danh từ “bình”).

    Bài này tập trung vào ý nghĩa của từ công bằng mà người bình dân Việt Nam đặt nặng. Không những người bình dân không chấp nhận ý niệm bình đẳng, nghĩa là ngang nhau trong sự sắp xếp thứ tự trong xã hội mà còn chấp nhận bất bình đẳng như là một thực tại thiên nhiên2, ví dụ sự khác biệt về kích cỡ của thân xác, sức mạnh thể lực, trí thông minh, tài năng, nguồn gốc, không thể đòi hỏi phải bằng nhau được. Ngược lại, ý nghĩa của công bằng bao gồm hai thành tố: (1) không phân biệt trong các hình thức đối xử, nghĩa là tương giao xã hội phải giống nhau, bất luận giàu nghèo, giai cấp, địa vị, tôn giáo, giới tính. v.v…; mọi người phải được tôn trọng ngang nhau, và (2) sự phân phối hay trao đổi phúc lợi xã hội không được thiên vị. Ý niệm bổ túc “không thiên vị” trong từ “công bằng” cho phép chúng ta hiểu ý nghĩa “bằng nhau” theo một chiều hướng tích cực hơn là “ngang nhau” bởi vì nếu phần phúc lợi xã hội phân chia cho người nghèo cũng bằng phần phúc lợi phân chia cho người giàu thì không thiên vị trong ý niệm công bằng đã mang mầm mống của mâu thuẫn. Trên căn bản lí luận này thì đòi hỏi bình đẳng là một điều không thực tiễn vì không phù hợp với thực trạng thiên nhiên mặc dù bình đẳng có thể là một lí tưởng xã hội. Cũng trên cùng căn bản lí luận, đòi hỏi công bằng là một điều hợp lí vì có thể và nên thực hiện. Hơn nữa công bằng là con đường, trong tương lai, sẽ dẫn đưa xã hội tiến đến bình đẳng.

    Xã hội truyền thống Việt Nam là một xã hội chịu ảnh hưởng của Khổng giáo nặng nề nhất. Tuy nhiên, người ta không tìm thấy ý niệm công bằng nào trong giáo điều Khổng giáo. Chỉ có người bình dân Việt Nam mới đặt nguyên tắc sống trên nền tảng công bằng. Chúng ta hãy cùng nhau duyệt xét xem người bình dân quan niệm công bằng như thế nào.

    Trước tiên ý niệm công bằng khởi nguyên từ thái độ bất mãn đối với thực trạng bất công trong xã hội:             

Con ông cháu cha.

Ngưi ăn bát m, ngưi nm chiếu manh.

Nhà giàu gim phi gai

Cũng bng nhà khó gãy hai xương sưn.

Trời sao trời ở chẳng cân,

Người ăn không hết, người mần chẳng ra.

Trời sao trời ở chẳng công,
Người ba bốn vợ, người không vợ nào.
 
Con vua thì được làm vua,
Con sãi ở chùa thì quét lá đa.
Con vua thì được làm vua,
Con nhà kẻ khó bắt cua suốt ngày.

Con quan lại được làm quan,
Con nhà kẻ khó đốt than tối ngày.

Con quan thì lại làm quan,
Con nhà kẻ khó đốt than cả ngày.

Anh thì quần áo dong chơi,
Để em đi cấy, bồ hôi ướt đầm.

Người thì mớ bảy, mớ ba,
Người thì áo rách như là áo tơi! 

    Mới nhìn qua thì những khác biệt này có thể được thẩm định như là thực trạng thiên nhiên, nhưng nếu xét kĩ thì sự khác biệt về địa vị xã hội và về phân phối phúc lợi bắt nguồn từ một mô hình tổ chức xã hội bất công truyền thụ bởi Nho giáo – qua truyền thống cha truyền con nối, qua vai trò áp đảo của người đàn ông – đối với những người không thuộc dòng họ vua chúa hay con ông, cháu cha, hay không phải là người đàn ông nên khó có cơ hội để vươn lên trên nấc thang quyền lực và tài chánh.

    Sự thiên vị chiều dọc trong xã hội này đã lây nhiễm sự thiên vị chiều ngang trong xã hội bình dân bắt nguồn từ những tương tác bất công trong vấn đề trao đổi phúc lợi:

Ăn qu v, tr qu sung   

    Và sự trao đổi bất tương xứng này có nguyên nhân từ sự gian dối, lọc lừa mà người bình dân nguyền rủa:

Khôn ngoan lắm, oan trái nhiều.

Khôn vừa chứ, khôn lắm lại chết non. 

Khôn thế gian, làm quan địa ngục.

Khôn thế gian, làm quan địa ngục;
Dại thế gian, làm quan thiên đường.
 

    Mà trong một xã hội lọc lừa như thế thì người ngu dại cũng không có đường sống, khó mong có được công bằng:

Khôn ngoan, quỷ quyệt, chết lao, chết tù;

Lẻo khẻo, lù khù, chết gà, chết rũ. 

    Gian dối, lọc lừa có nguồn gốc rất rõ ràng. Đó là tính nói dối mà người bình dân hoàn toàn bài bác vì nói dối là để đem lại cái lợi cho bản thân và thường đưa đến thiệt hại cho đối tác.

Nói dối thêm chanh, nói hành thêm tỏi.

Chửa ráo máu đầu đã quen nói láo.

Điều nói dối, sám hối bảy ngày.

Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.

Đường đi hay tối, nói dối hay cùng.

Nói dối thò đuôi. 

Nói dối chối không kịp.

Nói gần, nói xa chẳng qua nói thiệt.

    Một nhận xét chính xác của người bình dân là người buôn bán thường hay nói dối tạo bất công xã hội: nhà buôn nói dối để có lợi nhuận cao, khách mua thiệt thòi về tài chính:

Đi buôn nói ngay không bằng đi cày nói dối.

    Câu này không hẳn chứng tỏ là người bình dân bài bác thương mãi vì họ vẫn tin tưởng là không buôn bán thì không thể giàu có được (“Vi thương bất phú”), nhưng buôn bán muốn thành công về lâu về dài thì phải có chữ “tín”, không được dối trá:

Tin nhau, buôn bán cùng nhau,

Thiệt hơn, hơn thiệt, trước sau như lời.

    Người bình dân còn bài bác sự dối trá trong liên hệ vợ chồng, một lãnh vực tối quan trọng đối với hạnh phúc của con người:

Ai mà nói dối cùng ai

Thì Trời giáng hạ cây khoai ngoài đồng.

Ai mà nói dối cùng chồng

Thì Trời giáng hạ cây hồng bờ ao.

    Không những dối trá tạo bất công mà muốn có được công bằng, người bình dân còn đòi hỏi mọi tương tác xã hội phải sòng phẳng, nghĩa là mọi trao đổi sản vật hay hành vi phải có giá trị ngang nhau:

Ăn bánh tr tin. 

Ăn cái rau, tri dưa.

Ăn cơm tr go, ăn cháo tr tin.

Có ơn phi s, có n phi tr.

Ăn tám lng, tr na cân (1 cân: 16 lng)

Ăn miếng ch, tr miếng nem.

Ăn miếng ch, tr miếng bùi.

Ăn ngt, tr bùi.

Ăn miếng cho ngon, phi đn [đn] cho đáng. 

Oán thì tr oán, ân thì tr ân.

Ơn đn ơn, oán tr oán.

Ăn đu, tiêu sòng.

Ân đn, oán tr.

Ân tương, cu báo.

Có vay, có tr mi tho lòng nhau.

Có đi có li mi toi lòng nhau.

Khi giàu chng có đ ai,

Đến khi hon nn, ch ai đ mình.

    Sòng phẳng là điều kiện tất yếu của công bằng. Và người bình dân đã hiện thực hoá ý niệm sòng phẳng bằng những thí dụ cụ thể như vừa nêu trên. Hơn nữa, như để khẳng định thêm yếu tính của công bằng, người bình dân, ngoài sự sòng phẳng, còn đòi hỏi sự ngay thẳng, chứ không phải sự khôn ngoan trong ý nghĩa gian dối. Và sự ngay thẳng, sòng phẳng là những yếu tính của lẽ phải, của công chính. 

Chớ dung người gian, chớ oán người ngay. 

Khôn ngoan chẳng qua lẽ phải.

Củ cải nói phải cũng nghe.

Nói phải củ cải cũng nghe.

Chẳng sợ gì Trời, chỉ sợ lời nói phải.

Nói hung, nói hăng không bằng nói lẽ. 

Phải chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua phép. 

   Và niềm tin vào lẽ phải hay sự công chính được thể hiện qua sự hiện hữu của chân giá trị của bản thể sự vật tự tại:

Càng nâng, càng thy thp; càng dp, càng thy cao. 

Cát bay, vàng li ra vàng.

Cát bay, vàng li ra vàng,

Nhng ngưi quân t, d càng đinh ninh.

    Từ sự bất mãn đối với mô hình tổ chức xã hội bất công do Nho giáo truyền thụ, đến thái độ bài bác, nguyền rủa sự mánh mung, lừa đảo có nguồn gốc từ hành vi nói dối làm thiên lệch sự phân phối tài sản và cách thức đối xử giữa người với người, một hệ luận có thể rút ra là người bình dân sửa sai sự bất công bằng cách đòi hỏi con người phải có hành động sòng phẳng và ngay thẳng như là lẽ phải mà mọi người cần phải noi theo.

    Sự tố cáo bất công cũng như dự án sửa sai bất công xã hội của người bình dân Việt Nam có thể được tóm gọn lại trong ý niệm trừu tượng của từ “công bằng” được cụ thể hoá trong văn hoá bình dân qua những câu ca dao sau đây: 

Ăn cho đu, kêu cho khp.

Ăn cho đu, kêu cho sòng.

Ăn cho no, đo cho thng.

Ăn thì dùa [lùa], thua thì chu. 

Hc bch phân minh.

Ăn cho, buôn so. (ăn thì cho nhau đưc, nhưng buôn bán thì phi sòng phng).

Với kết luận rất rõ ràng: 

Công bằng là đạo người ta ở đời. 

    Đạo “công bằng” là con đường cần hoặc phải đi. Đây là con đường cách mạng do người bình dân Việt Nam đề nghị có tiềm năng giải phóng dân tộc Việt Nam ra khỏi ách nô lệ của văn hoá Khổng giáo, nhất là của Tống Nho, xiềng xích con người trong những khuôn khổ ước lệ, ngăn cản mọi sáng tạo và phát triển. Công bằng là căn bản của Phật giáo và Thiên Chúa giáo, và cũng là nền tảng của mọi hệ thống pháp lí của tất cả các nước tân tiến, dân chủ trên thế giới.

Tiểu Thạch Nguyễn văn Thái, Ph.D.
North Wales, Pennsylvania
Ngày 10 tháng 8 năm 2022
 

CHÚ THÍCH

1Từ điển Hán Việt trích dẫn: http://vietnamtudien.org/hanviet/

2 Nguyễn văn Thái. “Tính Hệ Đẳng trong Những Mối Tương Giao Xã Hội”. Pennsylvania, Ngày 16 Tháng 11 Năm 2019.

 

 

 

Categories: Uncategorized

0 Comments

Leave a Reply

Avatar placeholder

Your email address will not be published.